HIỆU QUẢ CẢI THIỆN CHỈ SỐ KHÍ MÁU BẰNG PHƯƠNG THỨC THỞ KHÔNG XÂM NHẬP QUA MŨ TRÙM ĐẦU Ở BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP

Đỗ Ngọc Sơn1,2,, Bùi Thị Hương Giang1,2, Nguyễn Tuấn Anh2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Hệ thống thở không xâm nhập qua mũ trùm đầu lần đầu tiên được áp dụng tại Chicago từ những năm 1990, được hoàn thiện và ứng dụng trong lâm sàng và trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19, nghiên cứu này nhằm mô tả diễn biến các chỉ số khí máu ở bệnh nhân suy hô hấp cấp được sử dụng phương thức thở không xâm nhập qua mũ trùm đầu. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp tiến cứu, nghiên cứu thu thấp những bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp mức độ trung bình và nặng được tiến hành thông khí nhân tạo qua mũ trùm đầu, theo dõi liên tục các chỉ số về hô hấp và huyết động, lấy các chỉ số về khí máu tại các mốc thời gian. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 tại Trung tâm Hồi sức tích cực và trung tâm Cấp cứu A9- bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ 2:1, tuổi trung bình: 67,7±12,805; trong đó nhóm tuổi từ 60 đến 80 tuổi chiếm 60%. Nguyên nhân suy hô hấp cấp gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là viêm phổi (46,6%), tiếp đến phù phổi cấp (30%) và COPD (23,3%), 56,7% bệnh nhân có bệnh nền và 46,7% bệnh nhân khởi phát bệnh cấp tính; 63,3% bệnh nhân được chẩn đoán mức độ nặng. Tỷ lệ thành công thở máy không xâm nhập qua mũ trùm đầu là 33,3% (10/30). Thở máy không xâm nhập qua mũ trùm đầu có hiệu quả trong cải thiện các chỉ số lâm sàng và khí máu sau 24h so với trước can thiệp, cụ thể thay đổi pH (7,344 so với 7,465), cải thiện PaO2 (74,15 so với 122), tăng PaCO2 (39 so với 45,5) và chỉ số P/F (179,2 so với 322,8), các chỉ số được lấy giá trị trung vị và khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Thở máy không xâm nhập qua mũ trùm đầu giúp cải thiện chỉ số khí máu ở bệnh nhân phù phổi cấp, tuy nhiên hiệu quả ở nhóm COPD và viêm phổi chưa rõ ràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amirfarzan H., Cereda M., Gaulton T.G. và cộng sự. (2021). Use of Helmet CPAP in COVID-19 – A practical review. Pulmonology, 27(5), 413–422.
2. Hong S., Wang H., Tian Y. và cộng sự. (2021). The roles of noninvasive mechanical ventilation with helmet in patients with acute respiratory failure: A systematic review and meta-analysis. PLoS ONE, 16(4), e0250063.
3. Vo Viet H., Nguyen Van M., và Tran Xuan T. (2018). THE EARLY USE OF NON-INVASIVE VENTILATION FOR ACUTE RESPIRATORY FAILURE IN ICU. JMP, 8(4), 23–27.
4. Phan Thị Lan Hương (2020). Áp dụng bảng iểm HACOR trong dự đoán kết quả thành công của thở máy không xâm nhập trên bệnh nhân suy hô hấp cấp.
5. Pisani L., Mega C., Vaschetto R. và cộng sự. (2015). Oronasal mask versus helmet in acute hypercapnic respiratory failure. Eur Respir J, 45(3), 691–699.
6. Grieco D.L., Menga L.S., Cesarano M. và cộng sự. (2021). Effect of Helmet Noninvasive Ventilation vs High-Flow Nasal Oxygen on Days Free of Respiratory Support in Patients With COVID-19 and Moderate to Severe Hypoxemic Respiratory Failure: The HENIVOT Randomized Clinical Trial. JAMA, 325(17), 1731.
7. Patel B.K., Wolfe K.S., Pohlman A.S. và cộng sự. (2016). Effect of Noninvasive Ventilation Delivered by Helmet vs Face Mask on the Rate of Endotracheal Intubation in Patients With Acute Respiratory Distress Syndrome: A Randomized Clinical Trial. JAMA, 315(22), 2435.
8. Arabi Y.M., Tlayjeh H., Aldekhyl S. và cộng sự. (2021). Helmet Non-Invasive Ventilation for COVID-19 Patients (Helmet-COVID): study protocol for a multicentre randomised controlled trial. BMJ Open, 11(8), e052169.