NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM CƠ TIM TỐI CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Hậu1,, Nguyễn Quan Như Hảo1, Anh Kiệt1, Nguyễn Khánh Dương1, Nguyễn Chí Hiếu1, Nguyễn Xuân Vinh1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm cơ tim (VCT) tối cấp do siêu vi là một bệnh lý hiếm gặp, dễ bị bỏ sót do triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý có tổn thương cơ tim khác. Chậm trễ hay bỏ sót chẩn đoán dẫn đến những hậu quả nặng nề cho người bệnh (NB), có thể tăng nguy cơ tử vong. Việc đánh giá đúng giai đoạn của sốc tim là cần thiết để có chiến lược điều trị phù hợp bao gồm: ổn định huyết động, các thuốc điều hoà miễn dịch hoặc kháng virus đặc hiệu, đặc biệt là các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học. Chúng tôi trình bày ca lâm sàng một trường hợp NB VCT tối cấp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. NB có triệu chứng nhiễm siêu vi 5 ngày, nhập viện do huyết áp thấp. Điện tâm đồ (ECG) có hình ảnh block nhĩ thất độ III, men tim tăng cao kèm siêu âm tim có giảm động 2 thất toàn bộ. Kết quả chụp CT scan mạch vành không có tình trạng hẹp mạch vành đáng kể. NB được chẩn đoán sốc tim do VCT tối cấp và nhập khoa hồi sức tích cực điều trị. Huyết động NB ổn định với thuốc vận mạch và thuốc tăng co bóp cơ tim liều thấp. NB ngưng được vận mạch vào ngày điều trị thứ 2 và ngưng được thuốc tăng co bóp cơ tim vào ngày điều trị thứ 6. Chức năng tâm thu thất trái cải thiện sau 6 ngày điều trị (EF tăng từ 15% đến 54%). NB được xuất viện vào ngày thứ 10 của quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carsten Tschöpe et al. Myocarditis and inflammator cardiomyopathy: current evidence and future directions. Nature reviews-cardiology, volume 18 | march 2021. doi.org/ 10.1038/s41569-020-00435-x.
2. Weijian Hang et al. Fulminant myocarditis: a comprehensive review from etiology to treatments and outcomes. Signal Transduction and Targeted Therapy (2020)5:287; doi.org/10.1038/s41392-020-00360-y.
3. Carsten Tschöpe et al. Management of Myocarditis-Related Cardiomyopathy in Adults. Circulation Research May 24, 2019. DOI:10.1161/CIRCRESAHA.118.313578.
4. Seferović PM et al. Heart FailureAssociation of the ESC, Heart Failure Society of America and Japanese Heart Failure Society position statement on endomyocardial biopsy. Eur J Heart Fail 2021;23:854–71.
5. Gabriel Fung et al. Myocarditis. Circulation Research February 5, 2016. DOI: 10.1161/CIRCRESAHA.115.306573.
6. JCS 2023 Guideline on the Diagnosis and Treatment of Myocarditis. Circ J 2023; 87: 674–754. doi:10.1253/circj.CJ-22-0696.
7. ESC 2021 Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. European Heart Journal (2021) 42, 3599ÿ3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368.
8. Falsey AR. Current management of parainfluenza pneumonitis in immunocompromised patients: a review. Infect Drug Resist. 2012;5:121-7. doi: 10.2147/IDR.S25874.
9. David A. Baran et al. SCAI clinical expert consensus statement on the classification of cardiogenic shock. Catheter Cardiovasc Interv. 2019;1–9. DOI: 10.1002/ccd.28329.