ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VÁCH NGĂN CHÍNH XOANG BƯỚM VÀ VAI TRÒ TRONG TIẾP CẬN HỐ YÊN QUA ĐƯỜNG XUYÊN XOANG BƯỚM

Hoàng Đình Âu1,, Mã Mai Hiền2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Ṇội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Có rất nhiều biến thể giải phẫu của xoang bướm như khí hóa xoang bướm, tế bào bướm sàng sau (Onodi cell), vách ngăn xoang bướm và mối liên quan đến các cấu trúc mạch máu thần kinh. Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá chiều cao của vách ngăn chính xoang bướm, cũng như loại của nó (xương, màng hoặc hỗn hợp) và tần suất gặp ở nhóm bệnh nhân trước phẫu thuật nội soi chức năng xoang tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang phân tích vách ngăn chính xoang bướm trên 149 bệnh nhân (75 nữ, 74 nam) trước PTNS chức năng xoang, được chụp MSCT xoang không tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch nhằm đo chiều cao vách ngăn chính của xoang bướm và loại vách ngăn chính. Quy trình chụp MSCT từ xoang trán đến hết xoang bướm với các lớp mỏng 0.625mm, tái tạo theo mặt phẳng coronal vuông góc với khẩu cái cứng và axial song song với khẩu cái cứng. Chiều cao vách ngăn chính được đo trên mặt phẳng coronal từ thành dưới đến thành trên, đo theo đường thẳng (nếu vách ngăn chính thẳng) hoặc cong (nếu vách ngăn chính không đều). Vách ngăn chính xoang bướm được chia làm 3 loại: xương hoàn toàn, bán phần xương- màng và màng hoàn toàn. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 46.6±15, tuổi thấp nhất là 8, cao nhất là 77. Chiều cao trung bình của vách ngăn chính xoang bướm là 19.7±6.4 mm, thấp nhất là 7 mm, cao nhất là 33 mm. Trong số 149 bệnh nhân, có 67 BN (chiếm 45 %) vách ngăn chính thuộc loại xương hoàn toàn. Có 77 BN (chiếm 51%) vách ngăn chính loại hỗn hợp (bán xương-màng). Chỉ có 6 BN (chiếm 4%) vách ngăn chính xoang bướm là loại màng hoàn toàn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao vách ngăn chính xoang bướm loại màng hoàn toàn với loại xương hoặc loại bán màng. Tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0.026) về chiều cao giữa vách ngăn chính xoang bướm loại xương hoàn toàn với loại bán màng. Kết luận: Vách ngăn chính xoang bướm cần phải được đánh giá đầy đủ trên MSCT xoang trước phẫu thuật xuyên xoang bướm tiếp cận hố yên để tránh các biến chứng tiềm ẩn do các thay đổi về mặt giải phẫu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. E. García-Garrigós, J.J. Arenas-Jiménez, I. Monjas-Cánovas, J. Abarca-Olivas, J.J. Cortés-Vela, J. De La Hoz–Rosa, M.D. Guirau-Rubio, Transsphenoidal approach in endoscopic endonasal surgery for skull base lesions: what radiologists and sur- geons need to know, Radiographics 35 (2015) 1170–1185, https://doi.org/10. 1148/rg.2015140105.
2. L.M. Cavallo, A. Messina, P. Cappabianca, F. Esposito, E. de Divitiis, P. Gardner, M. Tschabitscher, Endoscopic endonasal surgery of the midline skull base: anato- mical study and clinical considerations, Neurosurg. Focus 19 (2005) 1–14, https:// doi.org/10.3171/ foc.2005.19.1.3.
3. Sirikci A, Bayazit YA, Bayram M, Kanlikama M. Variations of sphenoid and rerlated structures. Eur Radiol. 2000; 10(5):844-848.
4. Cashman EC, McMahon PJ, Smyth D. Computed tomography scans of paranasal sinuses before functional endoscopic sinus surgery. World J Radiol. 2011; 3(8): 199-204.
5. Abdullah BJ, Arasaratnam S, Kumar G, Gopala K. The sphenoid sinuses: computed tomography assessment of septation, relationship to the internal carotid arteries, and sidewall thickness in the Malaysian population. J HK Coll Radiol. 2001; 4:185-188.
6. D. Sareen, A.K. Agarwal, J.M. Kaul, A. Sethi, Study of sphenoid sinus anatomy in relation to endoscopic surgery, Int. J. Morphol. 23 (2005) 261–266, https://doi. org/10.4067/S0717-95022005000300012.
7. N. Štoković, V. Trkulja, I. Dumić-Čule, I. Čuković-Bagić, T. Lauc, S. Vukičević,
L. Grgurević, Sphenoid sinus types, dimensions and relationship with surrounding structures, Ann. Anat. 203 (2016) 69–76, https://doi.org/10.1016/j.aanat.2015.02. 013.
8. R. Dündar, Radiological evaluation of septal bone variations in the sphenoid sinus, J. Med. Updat. 4 (2014) 6–10, https://doi.org/10.2399/jmu.2014001002.
9. G. Kayalioglu, M. Erturk, T. Varol, Variations in sphenoid sinus anatomy with special emphasis on pneumatization and endoscopic anatomic distances, Neurosciences 10 (2005) 79–84 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22473192, Accessed date: 5 April 2019.
10. Idowu OE, Balogun BO, Okoli CA. Dimensions, septation, and pattern of pneumatization of the sphenoidal sinus. Folia Morphol. 2009; 68(4):228-232.