MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN BỊ GÃY KÍN THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA

Đặng Hoàng Anh1, Nguyễn Ảnh Sang2,, Nguyễn Văn Bình2, Trần Quốc Doanh2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân trưởng thành bị gãy kín thân hai xương cẳng tay được điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương nẹp vít khóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2019 tại bệnh viện Quân y 175, khảo sát 63 bệnh nhân (BN) bị gãy kín thân hai xương cẳng tay, được phẫu thuật kết xương bằng nẹp vít khóa. Kết quả và kết luận: Trong nghiên cứu, tuổi của các BN dao động từ 19 tuổi đến 65 tuổi, độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 34,19 ± 12,63 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 3,2/1 với 15 BN nữ (23,81%) và 48 BN nam (76,19%). Nguyên nhân thường do tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động (TNLĐ), tai nạn sinh hoạt (TNSH) và tai nạn thể thao (TNTT), trong đó tỉ lệ bị TNGT nhiều hơn. Tần suất bị gãy xương cẳng tay bên trái cao hơn bên phải, với gãy cùng mức là 51 trường hợp, chiếm 80,95% các trường hợp bị gãy xương. Gãy loại B theo phân loại AO chiếm 93,65%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Hiệu (2019), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 175, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
2. Huỳnh Văn Lem (2016), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín hai xương cẳng tay ở người lớn bằng nẹp vít nén ép động tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
3. Lê Ngọc Thường (2010), Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín thân hai xương cẳng tay bằng phương pháp kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Bưu điện, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
4. Nguyễn Công Trình (1995), Nhận xét 149 trường hợp gãy kín thân hai xương cẳng tay ở người lớn được điều trị tại bệnh viện Việt Đức trong 2 năm 1993 -1994, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Bot A.G. (2011), “Long-term outcomes of fractures of both bones of the forearm”, The Journal of bone and joint surgery. American volume, vol. 93 (6), pp. 527-532.
6. Tran T.D. (2017), “The surgical outcomes of diaphyseal fractures of radius and ulna treated by plate and screws fixation in Vietnam”, Open Journal of Trauma, vol. 1, pp. 066-068.
7. Truntzer J. (2014), “Forearm diaphyseal fractures in the adolescent population: treatment and management”, European Journal of Orthopaedic Surgery & Traumatology, vol. 25, pp. 201-209.