KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, bản chất dị vật đường thở và kết quả nội soi gắp dị vật đường thở ở trẻ em tại Bệnh viện nhi đồng 1 trong 5 năm, từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 72 bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Tỷ lệ trẻ trai (61%) cao gần gấp 2 lần trẻ gái (39%); 75% bệnh nhi ở độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi; 81,9% bệnh nhi còn tỉnh táo khi nhập viện. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: 87,5% bệnh nhi có ho; khó thở 52,8%; hội chứng xâm nhập 41,7%; khàn tiếng 33,3%. Các đặc điểm cận lâm sàng bao gồm: xẹp phổi 15,3%; Ứ khí đáy phổi 15,3%; Viêm phổi 1,4%. Về bản chất dị vật: 45,8% là thực vật hữu cơ, 26,4% có nguồn gốc động vật, 5,6% là kim loại, 20,8% là nhựa, có 1 trường hợp (1,4%) không xác định. Thời gian gắp dị vật đường thở trung bình là 26,1 ± 17,6 phút; 98,6% bệnh nhi được can thiệp lấy dị vật đường thở bằng nội soi thành công. Kết luận: Dị vật đường thở là cấp cứu thường gặp với nhiều loại tác nhân có đặc tính khác nhau, nếu không cấp cứu kịp thời có thể diễn biến nặng và tử vong. Cần tuyên truyền giáo dục kiến thức phòng chống dị vật đường thở, các dấu hiệu nhận biết và sơ cứu cho trẻ em tại gia đình, trường học
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dị vật đường thở, Bệnh viện nhi đồng 1.
Tài liệu tham khảo
2. Hải Nguyễn Thị Hồng, “Dị vật đường thở bị bỏ qua - một bệnh lý còn ít được quan tâm”. Nội san TMH số 2. 1999; Tr 25 - 30.
3. Hồng Đoàn Thị Thanh, Đặc điểm dị vật đường thở được nội soi phế quản ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2016 đến 04/2019. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2019, Tr 174-179.
4. Thành Bùi Tiến, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường thở bằng nội soi ống cứng trực tiếp. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
5. Lima E, Bianca F E, Isadora Oliveira M, et al. Flexible bronchoscopy: the first-choice method of removing foreign bodies from the airways of children. J Bras Pneumol. 2022;48(1):e20210387. DOI:10.36416/1806-3756/e20210387.
6. Pietras A, Markiewicz M, Mielnik-Niedzielska G. Rigid Bronchoscopy in Foreign Body Aspiration Diagnosis and Treatment in Children. Children (Basel). 2021;8(12):1206. doi:10.3390/children8121206.
7. Yetim T D, Bayarogulları H, Arıca V, et al. Foreign Body Aspiration in Children; Analysis of 42 Cases. J Pulm Respir Med. 2012;1(03):61–67.