MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH DẠNG XƯƠNG CHÍNH MŨI VÀ MÔ HỌC VÙNG KHỚP MŨI TRÁN TRÊN THI THỂ NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Anh Tuấn Hồ 1,, Văn Hải Võ 2, Nguyễn Hoài Thương Cao 1, Đăng Diệu Phạm 1
1 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các hình dạng xương mũi và đặc điểm mô học khớp mũi trán trên thi thể người Việt trưởng thành. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, khảo sát xương mũi từ xác ướp formalin 10% của người Việt trưởng thành, tại bộ môn Giải phẫu Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 06/2019 đến tháng 01/2021. Nghiên cứu xác định các hình dạng của xương mũi khi nhìn thẳng, nhìn nghiêng, và hình dạng của khớp mũi trán. Quá trình xử lý và nhuộm mô HE (hematoxylin - eosin) được thực hiện tại Viện 69 (Bộ tư lệnh bảo vệ lăng Hồ Chủ Tịch). Kết quả: Nghiên cứu khảo sát được 33 mẫu xương mũi, với 45,5% là nữ, độ tuổi dao động từ 20 – 87 tuổi, với tuổi trung bình là 65 tuổi. Tỉ lệ xương mũi có điểm gù xương là 24,2% với đa số nằm ở chính giữa xương (chiếm 75%). Đa số xương mũi người Việt khi nhìn nghiêng có hình V với 81,8%. Hình dạng xương mũi nhìn thẳng chủ yếu là loại A (57,6%) và loại B (30,3%). Về hình dạng khớp mũi trán, chiếm tỉ lệ cao nhất là hình B với 45,5%, sau đó là hình A và hình C với tỉ lệ tương ứng là 21,2% và 15,1%. Hình ảnh 6 mẫu mô học tại khớp mũi trán cho thấy 100% là khớp cài răng lược. Khoảng cách khe khớp trung bình là 0,78 ± 0,22mm; bề dày ngoại cốt mạc tại điểm xương trán và xương mũi lần lượt là 0,38 ± 0,13mm và 0,42 ± 0,15mm. Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa bề dày ngoại cốt mạc tại điểm xương trán với điểm xương mũi và trung điểm khe khớp. Kết luận: Cần có các nghiên cứu chi tiết hơn về giải phẫu đại thể và vi thể của xương mũi với số liệu lớn để có thể góp phần vào nhận dạng nhân chủng và ứng dụng trong tạo hình thẩm mỹ mũi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hwang T.S, Song J, Yoona H, et al (2005) "Morphometry of the nasal bones and piriform apertures in Koreans". Annals of Anatomy, 187, pp. 411-414.
2. Lee S.E., Yang T.Y, Han G.S, et al (2008) "Analysis of the nasal bone and nasal pyramid by three- dimensional computed tomography". Eur. Arch. Otorhinolaryngol, 265, pp. 421-424.
3. Williams B.A, Rogers T (2006) "Evaluating the accuracy and precision of cranial morphological traits for sex determination". J. Forensic Sci, 51, pp. 729-735.
4. Trần Thị Anh Tú (2003) Hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 30-60.
5. Lazovic G.D, Daniel R.K, Janosevic L.B, et al (2015) "Rhinoplasty: The Nasal Bones – Anatomy and Analysis". Aesthetic Surgery Journal, 35 (3), pp. 255-263.
6. Hefner J.T, Linde K.C (2018) Atlas of Human Cranial Macromorphoscopic Traits, Elsevier Inc, pp. 155-171.
7. Prado F.B, Caldas R.A, Rossi A.C, et al (2011) "Piriform Aperture Morphometry and Nasal Bones Morphology in Brazilian Population by Postero-Anterior Caldwell Radiographys". Int. J. Morphol, 29 (2), pp. 393-398.
8. Tsai F.C, Liao C.K, et al (2010) "Analysis of Nasal Periosteum and Nasofrontal Suture with Clinical Implications for Dorsal Nasal Augmentation". Plastic And Reconstructive Surgery, 126 (3), pp. 1037-1047.