MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CT – SCAN CHỎM XƯƠNG CÁNH TAY NGƯỜI VIỆT NAM

Lê Gia Ánh Thỳ1, Diệp Minh Quân1, Bùi Hồng Thiên Khanh2, Đỗ Phước Hùng2, Lê Ngọc Quyên2, Võ Thành Toàn3,
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM
2 Đại học Y dược TPHCM
3 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đo một số chỉ số hình thái của chỏm xương cánh tay người Việt Nam trên CT – scan và so sánh các kết quả thu được với các nghiên cứu ở các chủng tộc khác và tìm ra sự khác biệt. Phương pháp nghiên cứu: Hình ảnh CT – scan của 75 chỏm xương cánh tay bình thường (29 chỏm ở nam và 46 chỏm ở nữ) ở 69 bệnh nhân, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM trong khoảng thời gian từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022. Sử dụng phần mềm RadiAnt DICOM Viewer (phiên bản 2022.1.1) để đo 3 chỉ số hình thái của chỏm xương cánh tay bao gồm: góc cổ - thân xương cánh tay, khoảng cách từ mấu động lớn đến chỏm, chỉ số đenta mấu động. Kết quả: Góc cổ - thân xương cánh tay trung bình 132,36o ± 2,44o. Khoảng cách giữa mấu động lớn và chỏm trung bình 5,67 ± 0,67 mm. Chỉ số đenta mấu động trung bình 1,76 ± 0,2. So với nam, nữ có góc cổ - thân xương cánh tay tương đồng (p > 0,05), nhưng khoảng cách giữa mấu động lớn và chỏm cũng như chỉ số đenta mấu động thì nhỏ hơn (p < 0,05). Kết luận: Một số đặc điểm hình thái CT – scan chỏm xương cánh tay ở người Việt Nam có sự khác biệt với các chủng tộc da trắng và thậm chí các chủng tộc châu Á khác. Những điểm khác biệt này có thể ảnh hưởng đến kết cuộc lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp vai. Do vậy, chỏm xương cánh tay nhân tạo được thiết kế riêng cho người Việt Nam có thể giúp tránh được sự không tương thích giữa dụng cụ và xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oh JH, Kim W, Cayetano AA Jr. Measurement Methods for Humeral Retroversion Using Two-Dimensional Computed Tomography Scans: Which Is Most Concordant with the Standard Method? Clin Orthop Surg. 2017;9(2):223-231.
2. Petersson CJ, Redlund-Johnell I. Joint space in normal gleno-humeral radiographs. Acta Orthop Scand. 1983;54(2):274-276.
3. Takase K, Imakiire A, Burkhead WZ Jr. Radiographic study of the anatomic relationships of the greater tuberosity. J Shoulder Elbow Surg. 2002;11(6):557-561.
4. Jeong J, Bryan J, Iannotti JP. Effect of a variable prosthetic neck-shaft angle and the surgical technique on replication of normal humeral anatomy. J Bone Joint Surg Am. 2009;91(8):1932-1941.
5. Pearl ML, Volk AG. Coronal plane geometry of the proximal humerus relevant to prosthetic arthroplasty. J Shoulder Elbow Surg. 1996;5(4): 320-326.
6. Spross C, Kaestle N, Benninger E, et al. Deltoid Tuberosity Index: A Simple Radiographic Tool to Assess Local Bone Quality in Proximal Humerus Fractures. Clin Orthop Relat Res. 2015;473(9):3038-3045.
7. Wickman JR, Cronin KJ, Goltz DE, et al. The deltoid tuberosity index predicts intraoperative fracture risk in shoulder arthroplasty. J Arthroplasty. 2022;32(3):505-510.
8. Goldberg RW, Williamson DF, Hoyen HA, Liu RW. Humeral version and neck-shaft angle correlated with demographic parameters in a study of 1104 cadaveric humeri. J Shoulder Elbow Surg. 2020; 29(6): 1236-1241.