ĐẶC ĐIỂM NIỆU ĐỘNG HỌC Ở BỆNH NHÂN DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG BẨM SINH TỔN THƯƠNG TỦY LƯNG THẤP VÀ TỦY CÙNG CỤT

Nguyễn Duy Việt1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: mô tả đặc điểm niệu động học ở bệnh nhân dị tật nứt đốt bẩm sinh có tổn thương thủy thấp và tủy cùng cụt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu hồi cứu mô tả kết quả đo áp lực bàng quang của 62 bệnh nhân dị tật nứt đốt bẩm sinh có tổn thương tủy thấp dưới tủy lưng 4 và tủy cùng cụt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn từ 01/2013 - 31/03/2019. Bệnh nhân được đo áp lực bàng quang mô tả độ co giãn bàng quang, thể tích bàng quang so với tuổi, áp lực bàng quang tại thời điểm kết thúc đo áp lực bàng quang. Biến số khi đo áp lực bàng quang được định nghĩa theo Hội tự chủ Quốc tế và Hội tự chủ Nhi khoa Quốc tế. Kết quả: gồm 62 bệnh nhân dị tật nứt đốt sống bẩm sinh có tổn thương tủy thấp và tủy cùng với 45,5% là trẻ nam và 54,5% là trẻ nữ, gồm 40,3% bệnh nhân có tổn thương tủy từ dưới tủy lưng 4 và 59,7% trường hợp có tổn thương tủy cùng cụt. Tỷ lệ thoát vị tủy - màng tủy là 72,6% và thoát vị mỡ tủy - màng tủy là 27,4%. Tuổi trung bình tại thời điểm đánh giá là 3,2 ± 2,8 tuổi (0,3 - 11,5 tuổi). Kết quả đo áp lực bàng quang bao gồm 67,7% bệnh nhân có thể tích bàng quang bình thường và 12,9% trường hợp có thể tích bàng quang nhỏ hơn so với tuổi. 58,1% bệnh nhân có độ co giãn bàng quang bình thường và 41,9% trường hợp giảm độ co giãn bàng quang. 64,5% bệnh nhân có áp lực bàng quang bình thường. Kết luận: Bệnh nhân dị tật nứt đốt sống bẩm sinh có tổn thương tủy thấp và tủy cùng cụt, các tham số khi đo áp lực bàng quang đa số là bình thường. Tuổi trung vị là 2,5 tuổi (1,1 - 4,2 tuổi).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Musco S, Padilla-Fernandez B, Del Popolo G et al (2018). Value of urodynamic findings in predicting upper urinary tract damage in neuro-urological patients: A systematic review. Neurourol Urodyn, 37(5), 1522-1540.
2. Schäfer W, Abrams P, Liao L et al (2002). Good urodynamic practices: Uroflowmetry, filling cystometry, and pressure-flow studies. Neurourology and Urodynamics, 21(3), 261-274.
3. Bortolini T, Lucena I.R.S, da Silva Batezini N.S et al (2019). Can dynamic ultrasonography replace urodynamics in the follow-up of patients with myelomeningocele? A prospective concurrent study. Neurourol Urodyn, 38(1), 278-284.
4. Nevéus T, Von Gontard A, Hoebeke P et al (2006). The Standardization of Terminology of Lower Urinary Tract Function in Children and Adolescents: Report from the Standardisation Committee of the International Children’s Continence Society. The Journal of Urology, 176(1), 314-324.
5. Chan Y.Y, Sandlin S.K, Kurzrock E.A et al (2017). Urological Outcomes of Myelomeningocele and Lipomeningocele. Curr Urol Rep, 18(5): 35.
6. Wide P, Glad Mattsson G, Mattsson S (2012). Renal preservation in children with neurogenic bladder-sphincter dysfunction followed in a national program. J Pediatr Urol, 8(2), 187-93.
7. Arora G, Narasimhan K.L, Saxena A.K et al (2006). Risk Factors for Renal Injury in Patients with Meningomyelocele. Indian Pediatrics, 44, 417-420
8. Prakash R, Puri A, Anand R et al (2017). Predictors of upper tract damage in pediatric neurogenic bladder. J Pediatr Urol, 13(5), 503 e1-503 e7.
9. Bruschini H, Almeida F.G, Srougi M et al (2006). Upper and lower urinary tract evaluation of 104 patients with myelomeningocele without adequate urological management. World J Urol, 24(2), 224-8.
10. Ozel S.K, Dokumcu Z, Akyildiz C et al (2007). Factors affecting renal scar development in children with spina bifida. Urol Int, 79(2), 133-6.