KHẢO SÁT CÁC DẠNG THỂ CHẤT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

Lê Nguyễn Hạo Nhiên1, Lê Bảo Lưu1,, Trương Thị Hiếu2, Tăng Khánh Huy1
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đột quỵ não là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đây là nguyên nhân tử vong hàng thứ 2 trên thế giới sau bệnh tim – mạch vành ở người trưởng thành. Đột quỵ não có nguồn gốc đa yếu tố, hiểu biết các yếu tố nguy cơ, bao gồm yếu tố sinh học, hành vi môi trường và xã hội là điều kiện cần thiết để dự đoán và phòng ngừa bệnh. Nghiên cứu về thể chất y học cổ truyền của người bệnh là xu thế tất yếu trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh tật theo khuynh hướng cá thể hóa. Do đó, tìm hiểu về các dạng thể chất y học cổ truyền trên bệnh nhân đột quỵ não giúp tiên lượng và phòng ngừa đối với bệnh nhân đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát trên 388 người bệnh nội trú được chẩn đoán Đột quỵ não tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh biện Nhân dân 115, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc từ tháng 12/2021 đến tháng 09/2022. Phân loại các dạng thể chất y học cổ truyền thông qua bảng câu hỏi Constitution in Chinese Medicine Questionnaire (CCMQ) đã được chuẩn hóa. Thống kê biến số nền và tỷ lệ bằng phần mềm Stata 14.2. Kết quả: Tỷ lệ chín dạng thể chất theo y học cổ truyền trên bệnh nhân đột quỵ não trong mẫu nghiên cứu gồm Dương hư: 24,57%, Âm hư: 16,82%, Khí hư: 15,69%, Đàm thấp: 14,74%, Ứ huyết: 12,67%, Khí uất: 7,37%, Thấp nhiệt: 5,1%, Đặc biệt: 3,02% và Trung tính: 0,00%. Kết luận: Trên bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh biện Nhân dân 115, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y dược học dân tộc, có 3 dạng thể chất thường gặp nhất là Dương hư, Âm hư và Khí hư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Khánh Hà, Lâm Cẩm Tiên, Tăng Khánh Huy. Khảo sát các dạng thể chất y học cổ truyền trên bệnh nhân nhồi máu não. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(4): 126-133.
2. Brainin M, Eckhardt R. Intracerebral hemorrhage. In: Brainin M, Heiss W-D, eds. Textbook of Stroke Medicine. Cambridge: Cambridge University Press; 2009:154-164.
3. GBD 2016 Causes of Death Collaborators. Global, regional, and national age-sex specific mortality for 264 causes of death, 1980-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016 [published correction appears in Lancet. 2017 Oct 28;390(10106):e38]. Lancet. 2017;390 (10100):1151-1210.
4. Liu J, Xu F, Mohammadtursun N, et al. The Analysis of Constitutions of Traditional Chinese Medicine in Relation to Cerebral Infarction in a Chinese Sample. Journal of alternative and complementary medicine. 2018;24(5):458-462.
5. Wu SG, He L, Wang Q, et al. An ancient Chinese wisdom for metabolic engineering: Yin-Yang. Microbial cell factories. 2015;14:39.
6. Xie G, Myint PK, Zaman MJ, et al. Relationship of serum interleukin-10 and its genetic variations with ischemic stroke in a Chinese general population. PLoS One. 2013;8(9):e74126.
7. Yao C, Wang L, Zhang J, et al. Immunotoxicity of hydrocortisone on Th1/Th2-related cytokine production is associated with yang-deficient state in traditional Chinese medicine. Cellular & molecular immunology. 2007;4(5):383-388.
8. Yao SL, Wang Q, Zhang ZZ, et al. Genome-wide association study on susceptibility genes associated with yang-deficiency constitution: A small sample case-control study. Chinese journal of integrative medicine. 2015;21(8):601-609.