ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CHA MẸ TRẺ EM CÓ TẬT KHÚC XẠ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Nguyễn Thanh Vân1,, Phan Chu Long Gia1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ em có tật khúc xạ (TKX). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: 336 cha mẹ trẻ được điều tra với độ tuổi trung bình 38,6 ± 6,0, nữ chiếm 68,7%, thành thị là 44,0%; trình độ học vấn Đại học-Cao đẳng 31,5%, THPT 30,7%. Về kiến thức, 58,0% cha mẹ được xếp loại ở mức chưa tốt; 59,8% không biết biến chứng của TKX; 72,6% không biết yếu tố nguy cơ của TKX là béo phì và dinh dưỡng không hợp lý; 50,6% cha mẹ cho rằng thuốc có thể chữa khỏi TKX. Về thái độ 11,6% cha mẹ ở mức chưa tốt, 42,3% lo ngại đeo kính có thể làm nặng TKX. Về hành vi, 57,7% cha mẹ ở mức chưa tốt; 26,8% cha mẹ cho trẻ khám mắt ≥1 lần/năm. Kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ trẻ có mối tương quan thuận. Kết luận: Cha mẹ trẻ có kiến thức về TKX ở mức tốt chiếm tỷ lệ 42,0%. Cha mẹ có thái độ tốt về TKX là 88,4%; 42,3% cha mẹ lo ngại đeo kính thường xuyên có thể làm TKX tăng độ. Hành vi của cha mẹ trẻ về phòng chống TKX là 42,3%. Nhóm cha mẹ trẻ có kiến thức tốt về TKX thì có thái độ và hành vi phòng chống TKX tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2015),“Thực trạng cận thị của học sinh và kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng trong chăm sóc mắt cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong - Hải Phòng”, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, 36-66.
2. Nguyễn Hữu Lê (2020), “Can thiệp truyền thông nâng cao ý thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, thành phố Vinh, Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, 40-69, 111.
3. Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự (2009), “Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), 13-25.
4. Armarnik S et al (2021), The relationship between education levels, lifestyle, and religion regarding the prevalence of myopia in Israel, BMC Ophthalmol, 21(1), 136
5. Naidoo KS et al (2016), “Global Vision Impairment and Blindness Due to Uncorrected Refractive Error”, 1990-2010. Optom Vis Sci, 93(3), 227-234.
6. Pararajasegaram (1999), VISION 2020-the right to sight: from strategies to action, Am J Ophthalmol, 128(3), 359-360.
7. Donaldson L et al (2018), Eye care in young children: a parent survey exploring access and barriers, Clin Exp Optom, 101(4), 521-526.
8. Zhou S et al (2017), Association between parents' attitudes and behaviors toward children's visual care and myopia risk in school-aged children, Medicine (Baltimore), 96(52), e9270.