NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Tất Thắng Lê 1,, Hoàng Anh Đặng 2
1 BV Đa khoa vùng Tây Nguyên
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chính xác tổn thương giải phẫu đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch điều trị phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi. Đối tượng và phương pháp: Gồm 101 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi được phân loại tổn thương giải phẫu dựa trên X quang theo phân loại của AO và phân loại theo Etsuo dựa trên hình ảnh CT 3D. Tìm hiểu  mức độ phù hợp của phân  loại theo AO dựa trên X quang so với phân loại theo Etsuo dựa trên hình ảnh CLVT. Kết quả: Kết quả nghiên cứucho thấy gãy liên mấu chuyển xương đùi tồn tại 3 đường gãy chính: đường gãy ở phía trước gặp ở 101 trường hợp (100%), đường gãy ở phía sau gặp ở 92 trường hợp (91,09%) và đường gãy ở phía ngoài gặp ở 53 trường hợp (52,47%). Phân loại theo Etsuo gồm: gãy 2 phần chiếm 19,80%, gãy 3 phần chiếm 72,28% và gãy 4 phần chiếm 7,92%. Gãy 3 phần loại chỏm – mấu chuyển lớn + mấu chuyển bé +thân xương chiếm tỷ lệ cao nhất (41,10%). Trong 41 trường hợp gãy 2 phần trên X quang qui ước, chụp CLVT dựng hình 3 D phát hiện 21 trường hợp gãy 3 phần.  Kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự phù hợp kém về phân loại theo số phần gãy giữa XQ và CLVT với K = 0,405. Kết luận:  Phân loại gãy liên mấu chuyển dựa trên phim X quang có sự hạn chế về độ chính xác. Hình ảnh chụp CLVT có dựng hình 3 D đã được chứng minhlà chính xác cao hơn do phát hiện đầy đủ hơn về vị trí, hình thái các đường gãy và số lượng mảnh gãy

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wada K., Rui A., , Hiroshi M.et al. (2019)A novel three-dimensional classification system for intertrochanteric fractures based oncomputed tomography findings. The Journal of Medical Investigation, 2019. 66: p. 362-366.
2. Etsuo Sh., Shimpei K., Yu S. et al. (2017) Proposal of new classification of femoral trochanteric fracture by three-dimensional computed tomography and relationship to usual plain X-ray classification. Journal of Orthopaedic Surgery 2017. 25(1): p. 1–5.
3. RussellT.A.,(2015). Intertrochanteric Fractures. Rockwood & Green's Fractures in Adults. 8th Edition. Vol. 2., Lippincott Williams & Wilkins.
4. Ming Li(2019). Three-dimensional mapping of intertrochanteric fracture lines. Chinese Medical Journal, Vol132(21), p: 2524-2533.
5. El Sayed Abdullah, Mina E. S.(2021). The role of preoperative computed tomography in surgical planning of intertrochanteric femur fractures fixation. Int J Res Orthop. Mar;7(2), p:211-218.
6. Futamura K, Baba T, Homma Y, et al (2016). New classification focusing on the relationship between the attachment of the iliofemoral ligament and the course of the fracture line for intertrochanteric fractures. Injury 47(8): 1685-1691, 2016
7. Cho Y.C., Lee P. Y., Lee Ch. H et al (2018). Three-dimensional CT improves the reproducibility of stability evaluation for intertrochanteric fractures. Journal of Orthopaedic Surgery 2018 Volume 10 • Number 3,August.