KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG

Nguyễn Trần Anh Thư1, Tăng Khánh Huy1, Lê Bảo Lưu1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Vảy nến là một bệnh lý viêm da mạn tính phổ biến, trong đó vảy nến thể mảng là phổ biến nhất. Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và đời sống người bệnh (NB), tuy nhiên lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thể chất theo Y học cổ truyền (YHCT) đặt nền tảng cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, điều chỉnh thể chất có thể làm cải thiện tình trạng bệnh ở NB vảy nến. Đề tài này thực hiện để tìm tỉ lệ các dạng thể chất YHCT ở người bệnh vảy nến mảng và mối liên hệ giữa thể chất YHCT với các yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến mảng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được tiến hành thông qua khảo sát NB vảy nến mảng bằng bảng câu hỏi Constitution in Chinese Medicine Questionnaire (CCMQ) đã được chuẩn hóa. Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng mô hình hồi quy logistic để xác định mối liên hệ giữa thể chất YHCT và các yếu tố liên quan bệnh vảy nến mảng. Kết quả: Nghiên cứu khảo sát trên 384 NB vảy nến mảng, kết quả cho thấy thể chất Khí hư chiếm tỉ lệ cao nhất (38,54%), kế tiếp là thể chất Đặc biệt (25,26%) và Khí uất (18,49%), thể chất Trung tính chiếm tỉ lệ thấp nhất. Thể chất Đàm thấp tương quan thuận với thời gian mắc bệnh, thể chất Dương hư và thể chất Khí hư có tương quan thuận với yếu tố kích hoạt là nhiễm trùng, thể chất Khí uất có tương quan thuận với yếu tố kích hoạt là stress. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy trên NB vảy nến thường gặp 3 dạng thể chất YHCT là Khí hư, Đặc biệt và Khí uất. Trong đó, thể chất Đàm thấp tương quan thuận với thời gian mắc bệnh, thể chất Dương hư và Khí hư có tương quan thuận với yếu tố kích hoạt là nhiễm trùng, thể chất Khí uất có tương quan thuận với yếu tố kích hoạt là stress.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Quân Y. Bệnh học Y học cổ truyền. NXB Quân đội Nhân dân. 2012; tr.442-451.
2. Di DK, Zhu QH, Qu YB, et al. Correlation between TCM constitution types and recurrence of psoriasis after influenza. Zhong Yi Lin Chuang Yan Jiu. 2020;12(09):140-142. Chinese.
3. Li XL. Exploration of the correlation of Wu Yun Liu Qi laws, clinical characteristics, and physical characteristics in patients with psoriasis vulgaris. 2021. Tianjin Zhong Yi Yao Da Xue. MA thesis. Chinese.
4. Mylonas A, Conrad C. Psoriasis: Classical vs. Paradoxical. The Yin-Yang of TNF and Type I Interferon. Frontiers in immunology. 2018 Nov 28;9:2746.
5. Takeshita J, Grewal S, Langan SM, et al. Psoriasis and comorbid diseases: Epidemiology. Journal of the American Academy of Dermatology. 2017 Mar;76(3):377-390.
6. Wong W, Lam CL, Wong VT, et al. Validation of the constitution in chinese medicine questionnaire: does the traditional chinese medicine concept of body constitution exist? Evidence-based complementary and alternative medicine: eCAM. 2013;2013:481491.
7. Zhao P. Research on the correlation between TCM constitution types and pathogenesis factors of psoriasis_syndrome differentiation. 2016. Shandong Zhong Yi Yao Da Xue, MA thesis. Chinese.