MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG

Phạm Diệu Linh1,, Nguyễn Thị Lan Anh1, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Dương Thị Huế1, Nguyễn Minh Hòa1, Lê Thị Thanh Tâm1, Hoàng Thị Thu Hà2
1 Bệnh viện E Trung ương
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường tại Bệnh viện E Trung ương năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 148 bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 tại Bệnh viện E Trung ương từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Trong tổng số 148 bệnh nhân (296 mắt), tỷ lệ bệnh nhân có bệnh VMĐTĐ là 47,3%; trong đó, tỷ lệ bệnh VMĐTĐ chưa tăng sinh nhẹ (R1), vừa (R2) và nặng (R3) lần lượt là 37,1% ,20,0% và 37,9%; tỷ lệ bệnh VMĐTĐ tăng sinh (R4) là thấp nhất (chiếm 5,0%); tỷ lệ phù hoàng điểm ĐTĐ là 7,4%; có một trường hợp không xác định được có phù hoàng điểm hay không do xuất huyết dịch kính; trong số 140 mắt có bệnh VMĐTĐ (giai đoạn từ R1 đến R4), các tổn thương ở võng mạc xuất hiện theo tần suất giảm dần gồm có: vi phình mạch chiếm tỷ lệ 100%, xuất huyết chiếm 50%, xuất tiết cứng (38,6%), xuất tiết mềm (20,7%), tĩnh mạch chuỗi hạt (5,0%), tân mạch võng mạc (4,3%), quai tĩnh mạch (2,1%), bất thường vi mạch võng mạc và xuất huyết dịch kính cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,7%). Kết luận: Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng tương ứng với tốc độ phát triển hiện đại hóa. Tổn thương võng mạc phần lớn ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng (R0), vì vậy việc khám sàng lọc và phát hiện sớm các tổn thương võng mạc là điều cần thiết để ngăn chặn việc mất thị lực không thể hồi phục cho người bệnh. Trong đó việc kiểm soát đường huyết tại các bệnh viện đa khoa và tuyến cơ sở là rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ biến chứng nặng do bệnh đái tháo đường, đặc biệt là ở mắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Lan Anh. Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường tại Bệnh viện E Trung ương. Luận văn bác sỹ Chuyên khoa cấp II. 2017.
2. Lương Thị Hải Hà. Đặc điểm bệnh võng mạc đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;504(2):91-94.
3. Lê Thị Hiền. Đánh giá đặc điểm lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Luận căn bác sỹ Chuyên khoa cấp II. 2020.
4. Trần Thị Hải Linh. Nghiên cứu sử dụng ảnh chụp đáy mắt kỹ thuật số tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường. Luận văn thạc sĩ Y học. 2022.
5. Cai X, McGinnis JF. Diabetic Retinopathy: Animal Models, Therapies, and Perspectives. J Diabetes Res. 2016;2016:3789217.
6. Diabetes prevalence (% of population ages 20 to 79) | Data.
7. Federman JL, Gouras P, Schubert H, et al. Retina and Vitreous: Textbook of Ophthalmology. Vol 9.; 1994.
8. Home, Resources, diabetes L with, et al. IDF Diabetes Atlas 2021 | IDF Diabetes Atlas.
9. Spencer R, McMeel JW, Franks EP. Visual Outcome in Moderate and Severe Proliferative Diabetic Retinopathy. Archives of Ophthalmology. 1981;99(9):1551-1554.
10. Yau JWY, Rogers SL, Kawasaki R, et al. Global Prevalence and Major Risk Factors of Diabetic Retinopathy. Diabetes Care. 2012; 35(3):556-564.