NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI ÁP LỰC KHOANG CẲNG CHÂN Ở VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH

Nguyễn Văn Khôi 1,, Vũ Nhất Định 1, Nguyễn Xuân Kiên 1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng khoang mạn tính là nguyên nhân phổ biến thứ hai của đau chân khi gắng sức với tỷ lệ mắc từ 27‑ 33% với dấu hiệu đặc trưng là tăng áp lực khoang. Hoạt động thể thao trong đó có điền kinh là một trong những nguy cơ mắc hội chứng khoang mạn tính ở cẳng chân. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng biến đổi chỉ số áp lực khoang trên các nhóm vận động viên trước và sau luyện tập. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 70 vận động viên điền kinh tại Trung tâm thể dục thể thao Quân đội, áp lực khoang được đo dựa trên nguyên lý dao động kế bằng thiết bị áp kế kim nhỏ Compass™ Compartment Pressure của hãng Mirado Biomedical tại 4 thời điểm trước vận động, sau vận động 1 phút, 5 phút, 10 phút. Kết quả: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy áp lực khoang ở hai khoang trước và sau sâu ở hai chân tuy có sự khác biệt nhưng không quá lớn (1-3mmHg). Giá trị áp lực khoang sau vận động 1 phút ở nhóm vận động viên này tăng khá cao nhất là ở khoang sau sâu bên phải (24,09 ± 5,03 mmHg). Áp lực khoang tăng cao sau 1 phút vận động, giảm dần ở các lần đo sau 1 phút, 5 phút, 10 phút ở tất cả các khoang với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu trên 70 vận động viên điền kinh cho thấy có sự tăng cao của áp lực trong khoang trước và sau sâu ở vận động viên điền kinh, áp lực này tăng cao nhất sau 1 phút vận động và giảm dần theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barnes, M.J.B.J.o.S.M., Diagnosis and management of chronic compartment syndromes: a review of the literature. 1997. 31(1): p. 21.
2. Gross, C.E., et al., Chronic exertional compartment syndrome of the superficial posterior compartment: Soleus syndrome. 2015. 49(5): p. 573-576.
3. Chandwani, D. and M. Varacallo, Exertional compartment syndrome, in StatPearls [Internet]. 2021, StatPearls Publishing.
4. de Bruijn, J.A., et al., Lower leg chronic exertional compartment syndrome in patients 50 years of age and older. 2018. 6(3): p. 2325967118757179.
5. Fouasson-Chailloux, A., et al., Determination of the predictive clinical parameters to diagnose chronic exertional compartment syndrome. 2018. 18(2): p. 279-285.
6. Vignaud, E., et al., A Comparison of Two Models Predicting the Presence of Chronic Exertional Compartment Syndrome. 2021. 42(11): p. 1027-1034.
7. Pedowitz, R.A., et al., Modified criteria for the objective diagnosis of chronic compartment syndrome of the leg. The American journal of sports medicine, 1990. 18(1): p. 35-40.
8. Tucker, A.K.J.C.r.i.m.m., Chronic exertional compartment syndrome of the leg. 2010. 3(1): p. 32-37.