MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI BỆNH VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ như sự có mặt của một số vi khuẩn đặc hiệu trong túi quanh răng, tình trạng hút thuốc lá, tuổi, giới… với tình trạng phá hủy vùng quanh răng trên một nhóm người Việt nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng trên 113 đối tượng tuổi từ 20 đến 65 gồm 75 bệnh nhân VQR và 38 người có vùng quanh răng khỏe mạnh. Các đối tượng được khám toàn bộ hai hàm, ghi nhận các chỉ số lâm sàng, tình trạng hút thuốc lá và lấy mẫu mảng bám dưới lợi. Các mẫu mảng bám được xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp PCR và nuôi cấy phân lập. Các chỉ số lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi khuẩn được phân tích bằng phần mềm thống kê Y học Epi Info 6.04. Kết quả: Có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự có mặt của A.actinomycetemcomitans T.forsythensis, F. Nucleatum, P.intermedia và tình trạng hút thuốc lá với OR (độ tin cậy 95%) lần lượt là 7,50; 3,31; 2,37 và 2,17. Tình trạng hút thuốc lá có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng mất bám dính quanh răng lâm sàng và tình trạng tích tụ mảng bám răng . Có mối liên quan chặt chẽ giữa độ tuổi trên 35 với bệnh viêm quanh răng ở nhóm đối tượng nghiên cứu với OR (độ tin cậy 95%) là 4,28 và p < 0,01. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ như sự có mặt của một số vi khuẩn đặc hiệu trong túi quanh răng, tình trạng hút thuốc lá, tuổi… có liên quan chặt chẽ với tình trạng tiến triển của bệnh viêm quanh răng. Những yếu tố này có thể được coi là yếu tố chỉ điểm cho mức độ trầm trọng của bệnh VQR và được sử dụng để tiên lượng cho kết quả điều trị bệnh VQR.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm quanh răng mạn tính, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Martha E.N. (2003), “Understanding the etiology of periodontitis: an overview of periodontal risk factors”, Periodontology 2000, 32, pp. 11-23.
3. Armitage G.C (2004), “Periodontal diagnoses and classification of periodontal diseases”, Periodontology 2004, Vol. 34, pp. 9-21.
4. Rivera-Hidalgo F. (2003), “Smoking and periodontal disease”, Periodontology 2000, Vol.32, pp. 50-58.
5. Van Winkelhoff A., Bosch-Tijhof C.J., Winkel E.G., Van der Reijden W.A. (2001), “Smoking affects the Sub-gingival Microflora in Periodontitis”, J. Periodontol, 72, pp. 666-671.
6. Torrungruang K, Bandhaya P et al (2009), “Relationship between the presence of certain bacteria pathogens and periodontal status of urban Thai adults”, J periodontol 2009;80:122-129.