ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỞI CÓ BIẾN CHỨNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Ngọc Rạng Nguyễn 1,, Đặng Trang Đài Phan 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do virus sởi. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên tỉ lệ sởi có biến chứng vẫn còn cao. Mục đích của nghiên này nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến bệnh sởi có biến chứng ở trẻ em. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các trường họp mắc sởi với xét nghiệm Mac-Elisa IgM(+), nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 1/2020 đến 6/2021 Kết quả: Tổng cộng có 144 trẻ mắc sởi từ 2-60 tháng, tuổi trung vị là 12 tháng,  nam chiếm tỉ lệ 58%. Trẻ chưa tiêm chủng sởi chiếm 81,3%. Triệu chứng lâm sàng gồm sốt (100%), phát ban (100%), ho (97,9%), dấu Koplik (54,0%) và nôn ói (29,2%).Tỉ lệ sởi có biến chứng là 47,9%. Hai biến chứng hay gặp là viêm phổi (21,5%) và viêm dạ dày ruột (22,9%). Các yếu tố có liên quan đến sởi có biến chứng gồm chưa tiêm chủng (OR=5,57; p=0,022), CRP tăng (OR=1,08; p=0,027) và nôn ói (OR=3,05; p=0,036). Kết luận: Bệnh sởi thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, chưa được tiêm chủng. Hai biến chứng hay gặp là viêm phổi và tiêu chảy. Không tiêm chủng, CRP tăng và có nôn ói là các yếu tố có liên quan với bệnh sởi có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thu Hà và Đỗ Văn Dũng (2004), Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em TP Hồ Chí Minh sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 6–8.
2. Do LP, Van TTT, Nguyen DTM, et al. (2021) Epidemiological and molecular characteristics of a measles outbreak in northern Vietnam, 2013-2014. J Clin Virol;139:104840.
3. Kien VD, Van Minh H, Giang KB, et al (2017) Trends in childhood measles vaccination highlight socioeconomic inequalities in Vietnam. Int J Public Health. 62(Suppl 1):41-49.
4. Marufu T, Siziya S, Murugasampillay S, et al. (1997). Measles complications: the importance of their management in reducing mortality attributed to measles. Cent Afr J Med.;43(6):162-5.
5. Marufu T, Siziya S, Tshimanga M, et al. (2001) Factors associated with measles complications in Gweru, Zimbabwe. East Afr Med J.;78(3):135-8.
6. Gianniki M, Siahanidou T, Botsa E, et al. (2018) Measles epidemic in pediatric population in Greece during 2017-2018: Epidemiological, clinical characteristics and outcomes. PLoS One. 6(1):e0245512.
7. Javed N, Saqib MAN, Hassan Bullo MM, et al. (2019) Seroprevalence of transplacentally acquired Measles antibodies in unvaccinated infants at nine months of age and its relation to the feeding practices. BMC Infect Dis.;19(1):587.
8. Kondova IT, Milenkovic Z, Marinkovic SP, et al. (2013) Measles outbreak in Macedonia: epidemiological, clinical and laboratory findings and identification of susceptible cohorts. PLoS One.; 8(9):e74754.
9. Cherry JD, Zahn M. (2018) Clinical Characteristics of Measles in Previously Vaccinated and Unvaccinated Patients in California. Clin Infect Dis.; 67(9):1315-1319.