KẾT CỤC CỦA MỞ KHÍ QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG QUA DA SO VỚI PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

Phạm Thị Oanh 1,, Phạm Thị Ngọc Thảo 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mở khí quản phẫu thuật (MKQPT) từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn trong thực hành lâm sàng. Hơn 30 năm nay, mở khí quản nong qua da (MKQQD) đang được thực hiện ngày càng phổ biến dưới nhiều kĩ thuật khác nhau, trong đó phương pháp nong qua da một bước (SSDT) được ứng dụng rộng rãi tại các khoa hồi sức (ICU). Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm so sánh kết cục của MKQQD với MKQPT ở bệnh nhân thở máy tại khoa ICU. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 122 bệnh nhân thở máy (trong đó 55 MKQQD, 67 MKQPT) tại khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2021. Chỉ định MKQQD hay MKQPT do bác sĩ hồi sức lựa chọn. Kết quả: Nam giới chiếm 64,8%. bệnh nền đi kèm thường gặp nhất là đái tháo đường và tăng huyết áp. Bệnh nhân nhóm MKQPT có BMI lớn hơn so với nhóm MKQQD (22,29 (20,7-24,7), 21,26(19,67-23,94), p=0,03). Tỉ lệ biến chứng chung sau MKQQD và MKQPT lần lượt là 40,0% và 46,3% (p=0,49), không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Nhóm MKQPT có biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm MKQQD (43,3% và 20%, p=0,011). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ biến chứng chung sau mở khí quản không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nhóm MKQPT có tỉ lệ biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ nhiều hơn nhóm MKQQD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Silvester W, Goldsmith D, Uchino S, et al. Percutaneous versus surgical tracheostomy: A randomized controlled study with long-term follow-up. Critical care medicine. Aug 2006;34(8):2145-52. doi:10.1097/01.Ccm.0000229882.09677.Fd
2. Maheshwaran S, Thomas SV, Raman GK, Pookamala S. Safety of Percutaneous vs Open Tracheostomy on Intubated Patients in ICU Setting: Which One is Better? Indian journal of otolaryngology and head and neck surgery : official publication of the Association of Otolaryngologists of India. Dec 2022;74(Suppl 3):4978-4981. doi:10.1007/s12070-021-02544-6
3. Botti C, Lusetti F, Neri T, et al. Comparison of percutaneous dilatational tracheotomy versus open surgical technique in severe COVID-19: Complication rates, relative risks and benefits. Auris, nasus, larynx. Jun 2021;48(3):511-517. doi:10.1016/j.anl.2020.10.014
4. Feller-Kopman D. Acute complications of artificial airways. Clinics in chest medicine. Sep 2003;24(3):445-55. doi:10.1016/s0272-5231(03)00047-9
5. Johnson-Obaseki S, Veljkovic A, Javidnia H. Complication rates of open surgical versus percutaneous tracheostomy in critically ill patients. The Laryngoscope. Nov 2016;126(11):2459-2467. doi:10.1002/lary.26019
6. Brass P, Hellmich M, Ladra A, Ladra J, Wrzosek A. Percutaneous techniques versus surgical techniques for tracheostomy. The Cochrane database of systematic reviews. Jul 20 2016;7(7):Cd008045. doi:10.1002/14651858.CD008045.pub2
7. Yang A, Gray ML, McKee S, et al. Percutaneous versus surgical tracheostomy: timing, outcomes, and charges. The Laryngoscope. Dec 2018;128(12):2844-2851. doi:10.1002/lary.27334
8. Barbetti JK, Nichol AD, Choate KR, Bailey MJ, Lee GA, Cooper DJ. Prospective observational study of postoperative complications after percutaneous dilatational or surgical tracheostomy in critically ill patients. Critical care and resuscitation: journal of the Australasian Academy of Critical Care Medicine. Dec 2009;11(4):244-9.