KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT NHẠY PLATINUM BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phác đồ paclitaxel-carboplatin trên bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát nhạy platinum tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên. 44 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) tái phát nhạy platinum được điều trị phác đồ carboplatin kết hợp paclitaxel tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ 1/2017 đến tháng 9/2022. Kết quả: Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân: Tuổi trung bình mắc bệnh là 59,5 tuổi. Nhóm tuổi từ 50-69 là nhóm hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 79,5%. Ung thư biểu mô thanh dịch độ cao là thể mô học phổ biến nhất với 84,1%. Có 29,5% số bệnh nhân tái phát trong vòng 6-12 tháng sau điều trị triệt căn và 70,5% tái phát trên 1 năm. Nồng độ CA12.5 tăng ở 86,4% số bệnh nhân. 43,2% số bệnh nhân được phẫu thuật công phá u tối đa khi tái phát. Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 69,7% (23/33), 11 bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn chiếm 33,3%, 12 bệnh nhân đáp ứng một phần chiếm 36,4%. Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) là 11,1 tháng (CI 95%: 9,4 – 12,7); trung vị thời gian sống thêm toàn bộ (OS) là 30,1 tháng (CI 95%: 18,2 – 40,0). Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu có 20 bệnh nhân còn sống chiếm 45,5%. Độc tính thường gặp là rụng tóc, độc tính thần kinh, hạ bạch cầu và tiểu cầu chủ yếu là độ 1-2, không có bệnh nhân nào tử vong do điều trị. Có 4 bệnh nhân ngừng điều trị phác đồ kết hợp paclitaxel-carboplatin do độc tính hóa trị, trong đó có 1 bệnh nhân shock phản vệ được điều trị thay thế carboplatin bằng cisplatin, 1 bệnh nhân dừng hóa chất do độc tính thần kinh độ 3 và được điều trị thay thế bằng gemcitabin, 2 bệnh nhân hạ tiểu cầu độ 3 và độ 4 chậm phục hồi được điều trị tiếp paclitaxel đơn chất. Kết luận: Phác đồ có Paclitaxel-Carboplatin là phác đồ có hiệu quả và độc tính chấp nhận được ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát di căn nhạy platinum.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư buồng trứng tái phát, nhạy platinum, paclitaxel - carboplatin
Tài liệu tham khảo
2. Raja FA, Counsell N, Colombo N, et al. Platinum versus platinum-combination chemotherapy in platinum-sensitive recurrent ovarian cancer: a meta-analysis using individual patient data. Annals of Oncology. 2013;24 (12):3028-3034. doi:10.1093/annonc/mdt406
3. M K B Parmar, J A Ledermann, N Colombo, A du Bois. Paclitaxel plus platinum-based chemotherapy versus conventional platinum-based chemotherapy in women with relapsed ovarian cancer: the ICON4/AGO-OVAR-2.2 trial. The Lancet. 2003;361(9375):2099-2106. doi:10.1016/S0140-6736(03)13718-X
4. González-Martín AJ, Calvo E, Bover I, et al. Randomized phase II trial of carboplatin versus paclitaxel and carboplatin in platinum-sensitive recurrent advanced ovarian carcinoma: a GEICO (Grupo Español de Investigación en Cáncer de Ovario) study. Annals of Oncology. 2005;16(5):749-755. doi:10.1093/annonc/mdi147
5. Dizon DS, Hensley ML, Poynor EA, et al. Retrospective Analysis of Carboplatin and Paclitaxel as Initial Second-Line Therapy for Recurrent Epithelial Ovarian Carcinoma: Application Toward a Dynamic Disease State Model of Ovarian Cancer. JCO. 2002;20(5):1238-1247. doi:10.1200/JCO.2002.20.5.1238
6. Wagner U, Marth C, Largillier R, et al. Final overall survival results of phase III GCIG CALYPSO trial of pegylated liposomal doxorubicin and carboplatin vs paclitaxel and carboplatin in platinum-sensitive ovarian cancer patients. Br J Cancer. 2012;107(4):588-591. doi:10.1038 /bjc.2012.307
7. Harter P, Sehouli J, Vergote I, et al. Randomized Trial of Cytoreductive Surgery for Relapsed Ovarian Cancer. N Engl J Med. 2021; 385(23):2123-2131. doi:10.1056/NEJMoa2103294