ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ BẠCH MẠCH CÓ TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG TỪ QUA HẠCH BẸN Ở BỆNH NHÂN RÒ DƯỠNG CHẤP SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Phạm Văn Thuận 1, Nguyễn Ngọc Cương2,, Lê Tuấn Linh 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hệ bạch huyết trung tâm và các tổn thương ống ngực ở bệnh nhân rò dưỡng chấp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 38 bệnh nhân được chẩn đoán rò dịch dưỡng chấp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp (32 nữ, 06 nam) được chụp cộng hưởng từ đường bạch huyết qua hạch bẹn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 08 năm 2023. Kết quả: Đặc điểm giải phẫu hệ bạch huyết trung tâm: đường kính ngang ống ngực trung bình là 4.0 ±0.2mm, 95% bệnh nhân ống ngực có đường kính trong khoảng 2.9 – 5.8mm. Vị trí bể dưỡng chấp hay gặp nhất là ngang mức đốt sống D12 – L1(52.9%), biến thể giải phẫu của ống ngực chiếm 55.3%, biến thể không có bể dưỡng chấp chiếm 55.3%. Vị trí đổ vào của ống ngực đa số là ở bên trái chiếm 89.50% (trong đó có 28.95% không thấy vị trí đổ cụ thể vào hệ tĩnh mạch), cả hai bên chiếm 10.50% và không có trường hợp ống ngực đổ vào bên phải. Vị trí đổ cụ thể của ống ngực vào tĩnh mạch dưới đòn gặp nhiều nhất với 44.5%, thứ hai là đòn hội lưu tĩnh mạch cảnh trong – dưới đòn với 40.7%, ít gặp nhất là đổ vào tĩnh mạch cảnh trong với 14.8%. Đặc điểm tổn thương ống ngực: có 33 trường hợp (86.8%) phát hiện được vị trí tổn thương, còn lại 5 trường hợp (13.2%) không phát hiện. Vị trí tổn thương nhánh tận chiếm 60.5%, nhánh bên là 26.3%, không phát hiện là 13.2%. Hình thái tổn thương hay gặp nhất là thoát thuốc đối quang từ chiếm ~84.2%, giả phình chiếm 2.6%, không phát hiện chiếm 13.2% Kết luận: Chụp cộng hưởng từ bạch mạch qua hạch bẹn hai bên là kỹ thuật có nhiều ưu điểm về việc phát hiện vị trí, hình thái tổn thương ống ngực đồng thời cung cấp nhiều thông tin giá trị về đặc điểm hình ảnh hệ bạch huyết trung tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hematti H, Mehran RJ. Anatomy of the Thoracic Duct. Thoracic Surgery Clinics. 2011; 21 (2):229-238. doi:10.1016/j.thorsurg.2011.01.002
2. Park I, Her N, Choe JH, Kim JS, Kim JH. Management of chyle leakage after thyroidectomy, cervical lymph node dissection, in patients with thyroid cancer. Head & Neck. 2018;40(1):7-15. doi:10.1002/hed.24852
3. Skandalakis JE, Skandalakis LJ, Skandalakis PN. Anatomy of the Lymphatics. Surgical Oncology Clinics of North America. 2007;16(1):1-16. doi:10.1016/j.soc.2006.10.006
4. Loukas M, Wartmann CT, Louis RG, et al. Cisterna chyli: A detailed anatomic investigation. Clin Anat. 2007;20(6):683-688. doi:10.1002/ ca.20485
5. Ilahi M, St Lucia K, Ilahi TB. Anatomy, Thorax, Thoracic Duct. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2021. Accessed September 16, 2021. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513227/
6. Okuda I, Udagawa H, Takahashi J, Yamase H, Kohno T, Nakajima Y. Magnetic resonance-thoracic ductography: imaging aid for thoracic surgery and thoracic duct depiction based on embryological considerations. Gen Thorac Cardiovasc Surg. 2009;57(12):640-646. doi:10.1007/s11748-009-0483-4
7. Nomura T, Niwa T, Ozawa S, Oguma J, Shibukawa S, Imai Y. The Visibility of the Terminal Thoracic Duct Into the Venous System Using MR Thoracic Ductography with Balanced Turbo Field Echo Sequence. Academic Radiology. 2019;26(4):550-554. doi:10.1016/j.acra.2018.04.006
8. Phang K, Bowman M, Phillips A, Windsor J. Review of thoracic duct anatomical variations and clinical implications: TD Anatomical Variations and Clinical Implications. Clin Anat. 2014;27(4):637-644. doi:10.1002/ca.22337