TỈ LỆ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TRIỆU CHỨNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 NẰM VIỆN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu các yếu tố liên quan hạ đường huyết nặng trên người cao tuổi đái tháo đường típ 2 bằng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (CGMS) nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn và hạn chế những cơn hạ đường huyết không triệu chứng. Mục tiêu: Khảo sát yếu tố liên quan hạ đường huyết nặng trên người cao tuổi đái tháo đường típ 2 nằm viện tại Bệnh viện Quận 2 năm 2016-2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang và tiến cứu trên 82 bệnh nhân người cao tuổi đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quận 2. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong 45 bệnh nhân bị hạ đường huyết có 28 bệnh nhân bị hạ đường huyết nhẹ (62,2%), 17 bệnh nhân có cơn hạ đường huyết nặng (33,3%).Các yếu tố có liên quan đến hạ đường huyết nặng ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 bao gồm tiêm thêm Insulin nhanh (58,8%), bỏ ăn trưa (15,6%), bỏ ăn chiều (15,6%), tăng liều thuốc (82,4%). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân hạ đường huyết bao gồm tiêm thêm Insulin nhanh (58,8%), bỏ ăn trưa (15,6%), bỏ ăn chiều (15,6%), tăng liều thuốc (82,4%) (P<0,001). Yếu tố không liên quan đến hạ đường huyết nặng bao gồm tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, HbA1c, nhiễm trùng, tổng liều Insulin ngày, suy thận, suy gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, hạ đường huyết, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Diabetes Control and Complications Trial Research Group (1993), "The effect of intensive treatment of diabetes on the development and progression of long-term complications in insulin-dependent diabetes mellitus. The Diabetes Control and Complications Trial Research Group", N Engl J Med, 329 (14), pp. 977-86.
3. Dluhy R. G., McMahon G. T. (2008), "Intensive glycemic control in the ACCORD and ADVANCE trials", N Engl J Med, 358 (24), pp. 2630-3.
4. Finfer S., Liu B., Chittock D. R., et al. (2012), "Hypoglycemia and risk of death in critically ill patients", N Engl J Med, 367 (12), pp. 1108-18.
5. Gerstein H. C., Miller M. E., Byington R. P., et al. (2008), "Effects of intensive glucose lowering in type 2 diabetes", N Engl J Med, 358 (24), pp. 2545-59.
6. Gomez A. M., Umpierrez G. E., Munoz O. M., et al. (2015), "Continuous Glucose Monitoring Versus Capillary Point-of-Care Testing for Inpatient Glycemic Control in Type 2 Diabetes Patients Hospitalized in the General Ward and Treated With a Basal Bolus Insulin Regimen", J Diabetes Sci Technol, 10 (2), pp. 325-9.
7. Gregg E. W., Engelgau M. M., Narayan V. (2002), "Complications of diabetes in elderly people", Bmj, 325 (7370), pp. 916-7.
8. Ishikawa T., Koshizaka M. (2018), "Continuous glucose monitoring reveals hypoglycemia risk in elderly patients with type 2 diabetes mellitus", J Diabetes Investig. 9 (1), pp. 69-74.
9. Kagansky N., Levy S., Rimon E., et al. (2003), "Hypoglycemia as a predictor of mortality in hospitalized elderly patients", Arch Intern Med, 163 (15), pp. 1825-9.
10. Munshi M. N., Segal A. R., Suhl E., et al. (2011), "Frequent hypoglycemia among elderly patients with poor glycemic control", Arch Intern Med, 171 (4), pp. 362-4.
11. Patel A., MacMahon S., Chalmers J., et al. (2008), "Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with type 2 diabetes", N Engl J Med, 358 (24), pp. 2560-72.