KẾT QUẢ SẢN KHOA CỦA CÁC THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một vấn đề đáng quan tâm vì tỉ lệ mắc có xu hướng ngày càng tăng. ĐTĐTK gây nhiều hậu quả cho mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Mục tiêu: Nhận xét kết quả sản khoa của các thai phụ ĐTĐTK tại một số Bệnh viện tỉnh Thái Nguyên năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 105 hồ sơ bệnh án của các thai phụ có tuổi thai từ 28 tuần trở lên đã được chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của ADA 2011 trong quá trình mang thai và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ ĐTĐTK là 30,59 ± 6,24 tuổi. Tuổi thai trung bình kết thúc thai nghén là 38,44 ± 1,63 tuần; tỷ lệ đẻ đủ tháng là 90,48%, đẻ non tháng là 9,52%. Tỷ lệ mổ lấy thai là 74,3%, đẻ đường âm đạo chiếm 25,7%. Nguyên nhân mổ lấy thai do sẹo mổ lấy thai cũ chiếm 43,59%, do thai to 26,92%. Cân nặng sơ sinh trung bình của các thai phụ ĐTĐTK là 3262 ± 512g; tỷ lệ trẻ có cân nặng từ 4000g trở lên chiếm 9,5%. Đa số trẻ sinh ra có mẹ bị ĐTĐTK (87,6%) không có biến chứng gì sau đẻ. Kết luận: Phần lớn thai phụ ĐTĐTK kết thúc thai kỳ ở tuổi thai đủ tháng và bằng phương pháp mổ lấy thai. Tỷ lệ tai biến của trẻ sơ sinh thấp và không có trẻ nào tử vong trong giai đoạn chu sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường thai kỳ, kết quả sản khoa
Tài liệu tham khảo
2. Trương Minh Phương (2020), Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ và kết quả sản khoa ở những thai phụ đái tháo đường thai kỳ, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
3. Bùi Sơn Thắng (2023), "Kết quả xử trí sản khoa của sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021 - 2022", Tạp chí Y học Việt Nam. 522(1), tr. 105-108.
4. Nguyễn Mạnh Thắng (2021), "Kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Tạp chí Y học Việt Nam. 502(2), tr. 256-261.
5. Nguyễn Thị Thu (2019), Nghiên cứu xử trí sản khoa thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ tại khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn chuyên khoa cấp II, Chuyên ngành Sản phụ khoa, Đại học Y Hà Nội.
6. American Diabetes Association (2019), "Classification and diagnosis of diabetes: standards of medical care in diabetes—2019", Diabetes Care. 42(Supplement_1), tr. S13-S28.
7. Hui Feng và các cộng sự. (2017), "Relationship between Oral Glucose Tolerance Test Characteristics and Adverse Pregnancy Outcomes among Women with Gestational Diabetes Mellitus". 130(09), tr. 1012-1018.
8. MD Celeste Durnwald (2022), "Gestational diabetes mellitus: Screening, diagnosis, and prevention", Uptodate.