PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA ROSUVASTATIN SO VỚI ATORVASTATIN TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng cholesterol máu là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể thay đổi được trong phòng ngừa các bệnh tim mạch. Điều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Do đó nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá chi phí hiệu quả của việc sử dụng rosuvastatin so với atorvastatin trong điều trị rối loạn lipid máu tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định, so sánh chi phí hiệu quả giữa sử dụng rosuvastatin và atorvastatin trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thời gian điều trị tính từ sử dụng thuốc cho đến lúc đạt LDL-C mục tiêu. Số liệu được lấy từ tổng quan tài liệu dựa trên các cơ sở dữ liệu. Khung thời gian đánh giá của mô hình là một năm. Chu kỳ được tính trên một chu kỳ đạt LDL-C mục tiêu của bệnh. Kết quả: rosuvastatin có hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với atorvastatin trong chỉ định điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Theo quan điểm bảo hiểm y tế cho thấy trong điều trị LDL-C, rosuvastatin chiếm ưu thế vừa tiết kiệm về mặt chi phí, vừa tăng về hiệu quả điều trị. Cụ thể, khi điều trị bằng rosuvastatin, giúp tiết kiệm được gần 34,5 triệu đồng trên 1 đơn vị hiệu quả tăng thêm . Kết quả phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất khẳng định trong đa số trường hợp, sử dụng rosuvastatin đều vượt trội so với atorvastatin. Kết luận: Rosuvastatin vừa có hiệu quả lâm sàng tốt hơn, với mức chi phí điều trị thấp hơn so với atorvastatin khi giúp khả năng bệnh nhân đạt mức LDL-C mục tiêu tốt hơn. Nghiên cứu còn hạn chế khi các dữ liệu đầu vào dựa trên tổng quan tài liệu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rosuvastatin, rối loạn chuyển hóa Lipd, LDL-C, chi phí hiệu quả
Tài liệu tham khảo
2. Hirsch M, O'Donnell JC, Jones P. Rosuvastatin is cost-effective in treating patients to low-density lipoprotein-cholesterol goals compared with atorvastatin, pravastatin and simvastatin: analysis of the STELLAR trial. Eur J Cardiovasc Prev Rehabil. Feb 2005;12(1):18-28.
3. Vegazo O, Banegas JR, Civeira F, et al. [Prevalence of dyslipidemia in outpatients of the Spanish health service: the HISPALIPID Study]. Med Clin (Barc). Sep 9 2006;127(9):331-4. Prevalencia de dislipemia en las consultas ambulatorias del Sistema Nacional de Salud: Estudio HISPALIPID. doi:10.1157/13092314
4. Endo A. The discovery and development of HMG-CoA reductase inhibitors. J Lipid Res. Nov 1992;33(11):1569-82.
5. Nicholls SJ, Brandrup-Wognsen G, Palmer M, Barter PJ. Meta-analysis of comparative efficacy of increasing dose of Atorvastatin versus Rosuvastatin versus Simvastatin on lowering levels of atherogenic lipids (from VOYAGER). Am J Cardiol. Jan 1 2010;105(1):69-76. doi:10.1016/j.amjcard.2009.08.651
6. Costa-Scharplatz M, Ramanathan K, Frial T, Beamer B, Gandhi S. Cost-effectiveness analysis of rosuvastatin versus atorvastatin, simvastatin, and pravastatin from a Canadian health system perspective. Clin Ther. Jul 2008;30(7):1345-57. doi:10.1016/s0149-2918(08)80061-6
7. Benner JS, Smith TW, Klingman D, et al. Cost-effectiveness of rosuvastatin compared with other statins from a managed care perspective. Value Health. Nov-Dec 2005;8(6):618-28. doi:10.1111/j.1524-4733.2005.00055.x
8. Bener A, Dogan M, Barakat L, Al-Hamaq AO. Comparison of Cost-Effectiveness, Safety, and Efficacy of Rosuvastatin Versus Atorvastatin, Pravastatin, and Simvastatin in Dyslipidemic Diabetic Patients With or Without Metabolic Syndrome. J Prim Care Community Health. Jul 2014;5(3):180-7. doi:10.1177/2150131914520991
9. Barrios V, Lobos JM, Serrano A, Brosa M, Capel M, Alvarez Sanz C. Cost-effectiveness analysis of rosuvastatin vs generic atorvastatin in Spain. J Med Econ. 2012;15 Suppl 1:45-54. doi:10.3111/13696998.2012.726674
10. McPherson R, Frohlich J, Fodor G, Genest J, Canadian Cardiovascular S. Canadian Cardiovascular Society position statement--recommendations for the diagnosis and treatment of dyslipidemia and prevention of cardiovascular disease. Can J Cardiol. Sep 2006;22(11):913-27. doi:10.1016/s0828-282x(06)70310-5