TỶ LỆ SÂU RĂNG VÀ MỘT SÔ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU

Lương Văn Vũ 1,, Nguyễn Thành Tấn 2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiểu được thực trạng của bệnh sâu răng ở trẻ em, những yếu tố có liên quan cũng như các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện bệnh sâu răng ở trẻ đang học tiểu học là vô cùng quan trọng trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ răng trẻ em. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sâu răng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sâu răng của học sinh tại một số trường tiểu học thuộc thành phố Cà Mau năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 1002 học sinh độ tuổi từ 6 – 10 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau năm 2022 - 2023. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của học sinh là 93,4%. Giới tính nữ, thực hành chăm sóc răng miệng chưa đúng, thầy cố giáo không hướng dẫn chăm sóc răng miệng có mối liên quan đến tình hình sâu răng học sinh (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ sâu răng của học sinh là 93,4%. Nâng cao thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh để cải thiện tình trạng sâu răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thảo (2023), Thực trạng sâu răng sữa ở trẻ dưới 36 tháng tuổi tại trường mầm non Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội năm 2022, Tạp chí Y học Việt Nam, 523 (1), tr. 360-363.
3. Nguyễn Hà Thu (2021), Thực trạng sâu răng sữa trên trẻ 4-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 504 (2), tr. 76-79.
4. Nguyễn Hồng Chuyên (2021), Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Y học Việt Nam, 504 (1), tr. 279-283.
5. Vi Việt Cường & Phạm Quốc Hùng (2022), Tình trạng sâu răng và nhu cầu điều trị ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An năm 2015, Tạp chí Y học Việt Nam, 510 (1), tr. 157-160.
6. Trần Tấn Tài (2016), Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Phạm Việt Hưng (2021), Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 507 (2), tr. 182-185.
8. Phạm Minh Khuê (2021), Thực trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh Trường tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, năm 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (số đặc biệt), tr. 44-49.
9. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2001), Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam 1999 - 2000, Tạp chí Y học Việt Nam, (10), tr. 8-21.
10. Phạm Hùng Sơn (2014), Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và thực trạng sâu răng ở học sinh tại trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ Hà Nội năm 2014, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
11. Ngô Văn Mạnh (2018), Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan của học sinh hai trường tiểu học thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2018, Tạp chí Y học Việt Nam, 507 (1), tr. 198-201.