ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG Ở BỆNH NHÂN COPD TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất thường gặp, tuy nhiên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân chưa cao làm cho thời gian điều trị kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ, mức độ tuân thủ và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị; và 2) Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nhằm tăng cường tuân thủ điều trị ở bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích kết hợp với can thiệp không đối chứng, được tiến hành trên 332 bệnh nhân COPD. Kết quả: Trong số 332 đối tượng nghiên cứu, mức độ tuân thủ tốt chiếm 6,9%, trung bình chiếm 12,7% và tuân thủ kém là cao nhất, chiếm 80,4%. Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau về trình độ học vấn, nghề nghiệp, số thuốc sử dụng và kiến thức về biến chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trước can thiệp tuân thủ điều trị là 65 trường hợp (19,6%), sau can thiệp tuân thủ điều trị là 260 trường hợp (78,3%). Sự khác trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với giá trị p<0,001. Kết luận: Tuân thủ điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên can thiệp kịp thời bằng các biện pháp phù hợp giúp cải thiện tốt tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân COPD.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh phổi tắt ngẽn mạn tính, COPD, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Thành (2017). COPD nhìn từ bản chất viêm và tiếp cận điều trị. Vietnam Consensus of Respiratory Expert Panel, No 3.
3. Alvar Agustí (2020), COPD 2020: changes and challenges, The American Physiological Society, https://doi.org/10.1152/ajplung.00429.2020.
4. Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam 2016, "Tăng cường tuân thủ quản lý và điều trị Hen, COPD tại cộng đồng", Biên bản đồng thuận chuyên gia 2016.
5. Adeloye, Davies et al. (2019), Global, regional, and national prevalence of, and risk factors for, chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in 2019: a systematic review and modelling analysis. The Lancet Respiratory Medicine, Volume 10, Issue 5, 447 – 458.
6. Tạ Hữu Ánh (2021), Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú. Tạp chí y học Việt Nam, tháng 11, số 2, trang 213-217.
7. Vương Văn Thắng (2021), Kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Tạp chí Khoa học điều dưỡng, tập 4, số 4, trang 99-109.
8. Maureen George & Bruce Bender (2019). New insights to improve treatment adherence in asthma and COPD, Patient Preference and Adherence, 13:, 1325-1334, DOI: 10.2147/PPA.S209532.
9. Stanca-Patricia Hogea (2021). Risk factors of chronic obstructive pulmonary disease exacerbations. The Clinical Respiratory Journal. Volume14, Issue3. Pages 183-197.
10. Tzanakis, N., Koulouris, N., Dimakou, K. et al. (2021). Classification of COPD patients and compliance to recommended treatment in Greece according to GOLD 2017 report: the RELICO study. BMC Pulm Med 21, 216 (2021). https://doi.org/10.1186/s12890-021-01576-6.