ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TIÊM HUỶ ĐÁM RỐI DƯƠNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA C-ARM QUA ĐƯỜNG XUYÊN ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG ĐỂ ĐIỀUTRỊ ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÙNG BỤNG

Lâm Tiến Tùng 1,, Hoàng Hữu Trường 1, Lê Văn Sỹ 1, Nguyễn Trường Sơn 1, Nguyễn Thị Trang 1, Trần Thị Linh 1
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển. Liệu pháp thuốc chỉ kiểm soát được 70% - 90% các trường hợp [1,2]. Liệu pháp chống đau can thiệp được xem là phương pháp kiểm soát đau tốt nhất đối với những cơn đau có nguồn gốc tạng bụng [3,4]. Phương pháp tiêm huỷ đám rối dương dưới hướng dẫn của C-Arm qua đường xuyên đĩa đệm cột sống hay sử dụng bởi vì cách tiếp cận dễ nhất, kỹ thuật mất sức cản có thể định vị vị trí kim chọc chính xác [5]. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân được áp dụng phương pháp tiêm huỷ đám rối dương bằng cồn tuyệt đối qua đường xuyên đĩa đệm cột sống D12 – L1 và L1 – L2 dưới hướng dẫn định vị đầu kim của C-Arm, kim được định hướng xuyên qua đĩa đệm, đi vào khoang sau phúc mạc, sau động mạch chủ bụng và trước cột sống. Kết quả: Thời gian thực hiện kỹ thuật nhanh, đơn giản, an toàn. Điểm đau VAS giảm đáng kể ở tất cả các thời điểm sau can thiệp và kéo dài giảm đau tới 03 tháng. Chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp thủ thuật, cao nhất ở thời điểm 1 tháng sau khi ra viện và giảm dần sau đó do bệnh tình trạng nặng lên của bệnh và thể trạng suy kiệt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takeda F. Results of field-testing in Japan of WHO Draft Interim Guidelines on Relief of Cancer Pain. Pain Clin 1986;1:83–9.
2. Ventafridda V, Tamburini M, Caraceni A, Deconno F, Naldi FA. A validation study of the WHO method for cancer pain relief. Cancer 1987;59:851 – 6.
3. Thompson GE, Moore DC, Bridenbaugh LD, Artin RY. Abdominal pain and alcohol celiac plexus nerve block. Anesth Analg 1977;56:1–5.
4. Moore DC. Celiac (splanchnic) plexus block with alcohol for cancer pain of upper intraabdominal viscera. In: Bonica JJ, Ventafridda V, editors. Advances in pain research and therapy. New York: Raven Press; 1979. p. 357–71.
5. Makoto yamamuro. Celiac plexus block in cancer pain management . Tohoku J. Exp. Med, 2000, 192, p.1-18.
6. Alter CL. Palliative and supportive care of patients with pancreatic cancer. Semin Oncol 1996;23:229–40.
7. De Leon-Casasola OA, Kent E, Lema MJ. Neurolytic superior hypogastric plexus block for chronic pelvic pain associated with cancer. Pain 1993; 54:145 – 51.
8. Yabuki S, Ogawa S, Kanayama T, Nakagawa H. Relationship between the effect of celiac plexus block and the amount and concentration of alcohol. Masui; 1988, 31, p1077-1080. for abdominal cancer pain.
9. Wong GY, Schroeder DR, Carns PE, Wilson JL, Martin DP, Kinney MO, et al. Effect of neurolytic celiac plexus block on pain relief, quality of life, and survival in patients with unresectable pancreatic cancer: a randomized controlled trial. JAMA. 2004;291(9):1092–9.
10. Erdek MA, Halpert DE, Gonzalez Fernandez M, Cohen SP. Assessment of celiac plexus block and neurolysis outcomes and tech- nique in the management of refractory visceral cancer pain. Pain Med. 2010;11(1):92–100.