LIÊN QUAN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ TÌNH TRẠNG BẤT THƯỜNG LƯU HUYẾT NÃO TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Hồng Hà 1,, Lê Thái Thanh Thảo 1, Diệp Hà Trúc Thanh 1, Hứa Ngọc Thanh Tâm 2
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong đó, tổn thương não trong bệnh lý tăng huyết áp là một biến chứng quan trọng và nặng nề. Mục tiêu: Khảo sát sự liên quan tăng huyết áp và tình trạng bất thường lưu huyết não trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, có nhóm đối chứng trên 50 bệnh nhân tăng huyết áp và 50 người khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu: Phân bố mức độ tăng huyết áp cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp độ II là cao nhất với 46%. Ở chuyển đạo trán – chũm có sự khác có ý nghĩa (p<0,05) về thời gian đỉnh và chỉ số mạch tăng, trong khi thời gian truyền giảm ở tăng huyết áp độ III so với độ I. Ở chuyển đạo chũm – chẩm, chỉ có chỉ số mạch giữa tăng huyết áp độ I và độ III là có ý nghĩa (p<0,05). Cuối cùng, ở chuyển đạo trán – chẩm, giá trị trung bình độ rộng đỉnh ở tăng huyết áp độ III cao hơn độ I, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Có sự khác biệt về sự về mối liên quan giữa mức độ tăng huyết áp và thông số đánh giá trương lực mạch máu ở các chuyển đạo. Việc chỉ định thăm dò lưu huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng với những ưu điểm của phương pháp và những lợi ích trên bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Hùng (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2015-2016, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại hoc Y dược Cần Thơ.
2. Vũ Đăng Nguyên (1994), Tài liệu lưu huyết não lâm sàng, Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. Trần Minh Phát (2014), Nghiên cứu tổn thương động mạch chi dưới bằng chỉ số cổ tay – cẳng chân và siêu âm doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Văn Sang (2013), Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện An Phú, An Giang, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
5. Đào Phong Tần, Trần Lê Minh, Phạm Khuê, Đoàn Yên (1998), "Giá trị chẩn đoán của lưu huyết não và điện não đồ trong thiểu năng tuần hoàn não", Tạp chí Y học thực hành, số 2(273), tr. 19-22.
6. Nguyễn Xuân Thản (2008), "Ghi lưu huyết não", Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 172-188.
7. Michael A. Weber, Ernesto L. Schiffrin, William B. White (2014), "A Statement by the American Society of Hypertension and the International Society of Hypertension", The Journal of Clinical Hypertension, 16(1), pp. 1-13.