TÌNH TRẠNG STRESS Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 DƯỚI 60 TUỔI

Trần Thị Hải Yến 1,, Nguyễn Khoa Diệu Vân 2, Vũ Thy Cầm 3, Phạm Thúy Hường 1, Nguyễn Thị Lựu 1
1 Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng stress do đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 dưới 60 tuổi và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp NC: NC mô tả cắt ngang, 119 đối tượng ĐTĐ típ 2 tuổi dưới 60, điều trị nội trú tại khoa điều trị Yêu cầu, bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023, sử dụng thang đo DDS-17 phiên bản Việt Nam đánh giá mức độ SĐTĐ, tính điểm trung bình chung cho 17 mục, điểm trung bình từ 2 trở lên được coi là có SĐTĐ mức độ trung bình đến nặng. Thống kê mô tả được thực hiện theo tần suất và tỷ lệ %, tính tỷ suất chênh OR, khoảng tin cậy (CI) 95%, p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả: có 119 bệnh nhân tham gia. Phần lớn là nét tính cách không ổn định (68,8%). 58,9% bệnh nhân có stress trong đó mức nặng 24,45%; trung bình 34,5%. Tỷ lệ stress liên quan cảm xúc cao nhất (65,5%). Các yếu tố liên quan đến stress: kinh tế thiếu thốn (OR: 3,3 CI95% 1,1-11,5), mức kiểm soát glucose máu kém (OR: 54, CI95% 1,6-17,8), số biến chứng từ 2 trở lên (OR: 3,3 CI95% 1,1-17,8), tình trạng hạ đường huyết nặng, tuân thủ chế độ ăn kém (OR 3,1 CI95% 1,5-6,6), không tái khám định kỳ, người có tính cách không ổn định (OR: 3,8 CI95% 1,5-9,4) (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ stress cao ở bệnh nhân ĐTĐ dưới 60 tuổi. Kinh tế kém, không tuân thủ chế độ ăn, không khám định kỳ, nhiều biến chứng, KSĐH kém, tính cách không ổn định tăng nguy cơ SĐTĐ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sun H, Saeedi P, Karuranga S, et al. IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes Res Clin Pract. 2022; 183:109119.
2. Polonsky WH, Fisher L, Earles J, et al. Assessing psychosocial distress in diabetes: development of the diabetes distress scale. Diabetes Care. 2005; 28(3):626-631.
3. Canadian Diabetes Association Clinical Practice Guidelines Expert C, Robinson DJ, Luthra M, et al. Diabetes and mental health. Can J Diabetes. 2013; 37 Suppl 1:S87-92.
4. Canadian Diabetes Association. Using the Diabetes Distress Scale [accessed on 17 May 2018. guidelinesdiabetesca. http://guidelines. diabetes.ca/ cdacpg_resources/Using-DDS.pdf.
5. Ong Phuc Thinh, Huynh Ngoc Van Anh, Do Thanh Tung, et al. Translation and cross-cultural adaptation of the Vietnamese version of the Diabetes Distress Scale. University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. 2018; 2(3):5-11. http://www.medpharmres.vn/.
6. Giao Huynh, Thien Thuan Tran, Thi Hoai Thuong Do, et al. Diabetes-Related Distress Among People with Type 2 Diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and Associated Factors. Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy. 2021; 14: 683–690.
7. Wong EM, Afshar R, Qian H, et al. Diabetes Distress, Depression and Glycemic Control in a Canadian-Based Specialty Care Setting. Can J Diabetes. 2017; 41(4):362-365.
8. Hu Y, Li L, Zhang J. Diabetes Distress in Young Adults with Type 2 Diabetes: A Cross-Sectional Survey in China. J Diabetes Res. 2020; 2020: 4814378.
9. Hemavathi P. SK, Smina T. P. And Vijay V.*. Assessment of diabetes related distress among subjects with type 2 diabetes in South India. Int J Psychol Couns. 2019; 11(1):1-5. D4E41C859902.
10. Aljuaid MO, Almutairi AM, Assiri MA, et al. Diabetes-Related Distress Assessment among Type 2 Diabetes Patients. J Diabetes Res. 2018; 2018:7328128.