KỸ THUẬT CẮT TẦNG SINH MÔN NGOÀI CƠ NÂNG Ở TƯ THẾ NẰM SẤP TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt trực tràng ngả bụng-tầng sinh môn ngoài cơ nâng điều trị ung thư trực tràng (UTTT) thấp đã hạn chế tỉ lệ vỡ khối u và tỉ lệ diện cắt vòng quanh (+) và qua đó đã giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và di căn xa. Mục tiêu: Đánh giá kỹ thuật mổ và kết quả ngắn hạn của phương pháp nội soi cắt trực tràng ngả bụng tầng sinh môn ngoài cơ nâng ở tư thế nằm sấp trong điều trị UTTT thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân UTTT thấp, giai đoạn I, II, III có chỉ định PTNS cắt trực tràng ngả bụng và tầng sinh môn, cắt tầng sinh môn ở tư thế nằm sấp tại Cần Thơ từ tháng 05 năm 2019 đến tháng 05 năm 2023. Nghiên cứu tiến cứu về tuổi, thời gian mổ, tai biến, biến chứng sau mổ. Kết quả: Từ 12-2018 đến 6-2023, có 45 bệnh nhân UTTT được PTNS cắt trực tràng ngả bụng tầng sinh môn ngoài cơ nâng tại BV ĐHYD Cần Thơ. Tuổi trung bình là 68 tuổi. Khoảng cách trung bình của bờ dưới khối u cách rìa hậu môn 1,6cm. Diện cắt vòng quanh (DCVQ) (+) chiếm 28.9 %. Số hạch nạo trung bình 16,7 hạch, di căn trung bình 1,6 hạch. Khối u giai đoạn T3 chiếm đa số với 68,9 %. Không có trường hợp nào bị vỡ trong mổ. Biến chứng sau mổ chủ yếu ở vết mổ tầng sinh môn 17.8%, cắt tầng sinh môn trung bình 73 phút, Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về DCVQ (+) giữa giai đoạn T2 và T3. Kết luận: PTNS cắt trực tràng ngả bụng-tầng sinh môn ngoài cơ nâng có nhiều ưu điểm như không bị vỡ khối u trong thì cắt tầng sinh môn, tỉ lệ biến chứng thấp. Tỉ lệ DCVQ (+) và giai đoạn T liên quan có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
laparoscopic extra-levator abdomino-perineal excision, circumferential resection margins (CRM), intraoperative perforation (IOP).
Tài liệu tham khảo
2. Stelzner S, Hellmich G, Sims A, Kittner T, et al (2016), "Long-term outcome of extralevator abdominoperineal excision (ELAPE) for low rectal cancer", Int J Colorectal Dis, 31(10), 1729-1737.
3. De Campos-Lobato L F, Stocchi L, Dietz D W, Lavery I C, et al (2011), "Prone or lithotomy p
4. Heald R J (1988), "The 'Holy Plane' of rectal surgery", J R Soc Med, 81(9), 503-508.
5. Feix B, Sturgess J (2014), "Anaesthesia in the prone position", Continuing Education in Anaesthesia Critical Care & Pain, 14(6), 291-297.
6. Perry WB, Connaughton JC. Abdominoperineal resection: how is it done and what are the results? Clin Colon Rectal Surg. 2007 Aug;20(3):213-20. doi: 10.1055/s-2007-984865. PMID: 20011202; PMCID: PMC2789508.
7. Chand M, Bhoday J, Brown G, Moran B, Parvaiz A. Laparoscopic surgery for rectal cancer. J R Soc Med. 2012 Oct;105(10):429-35. doi: 10.1258/jrsm.2012.120070. PMID: 23104946; PMCID: PMC3480851.