ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ BẰNG LASER Q-SWITCHED ND:YAG PHỐI HỢP VỚI KEM MELATONIN, TRI-WHITE SERUM THOA TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU DA THẨM MỸ QUỐC TẾ FOB NĂM 2022-2023

Lưu Trúc Linh 1, Huỳnh Văn Bá1, Ngô Minh Vinh 2, Nguyễn Hồng Hà 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rám má là một bệnh lý da phổ biến, thường xuất hiện ở vùng phơi bày ánh sáng. Biểu hiện bằng các dát màu nâu xám trên mặt, phân bố đối xứng, có thể liên tục hoặc rải rác, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rám má bằng Laser Q-switched Nd:YAG phối hợp với kem Melatonin, Tri-white serum thoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 41 bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán bệnh rám má tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB từ 08/2022 tới 08/2023. Kết quả: Kết quả nghiên cứu không xuất hiện thương tổn mới chiếm 82,9% (thời điểm T1), 87,8% (thời điểm T2), 91,7% (thời điểm T3), 89,5% (thời điểm T4). Tác dụng không mong muốn chiếm cao nhất đỏ da 53,7% thời điểm T1 và 58,3% thời điểm T3, châm chích chiếm cao nhất ở 63,4% thời điểm T2 và 57,9% thời điểm T4. Kết quả điều trị rám má bằng laser Q-switched ND:YAG phối hợp với kem Melatonin, Tri-white serum thoa thành công chiếm 95,1% (hết bệnh 78%, giảm bệnh 17,1%), không thành công 4,9%. Cảm nhận của bệnh nhân sau điều trị cho thấy rất hài lòng chiếm 56,1%, hài lòng chiếm 26,8%, bình thường chiếm 17,1%. Kết quả điều trị theo phân loại rám má theo MASI có ý nghĩa thống kê p<0,001. Kết luận: Kết quả điều trị rám má bằng laser Q-switched ND:YAG phối hợp với kem Melatonin, Tri-white serum thoa thành công chiếm 95,1% (hết bệnh 78%, giảm bệnh 17,1%). Cảm nhận của bệnh nhân sau điều trị cho thấy rất hài lòng chiếm 56,1%, hài lòng chiếm 26,8%, bình thường chiếm 17,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Hoài (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white serum tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y dược Cần Thơ.
2. Lê Thái Vân Thanh (2015), Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Jang H. W., Chun S. H., Park H. C., Ryu H. J., (2016), Comparative study of dual-pulsed 1,064 nm Qswitched Nd:YAG laser and single-pulsed 1,064 nm Q-switched Nd:YAG laser by using zebrafish model and prospective split-face analysis of facial melasma, Journal of Cosmetic and Laser Therapy. ISSN: 1476-4172 (Print) 1476-4180 (Online).
4. Guo X., Cai X., Jin Y., et al., (2019), “Q-PTP is an optimized technology of 1064-nm Q-switched neodymium-doped yttrium aluminum garnet laser in the laser therapy of melasma: A prospective split-face study”, Oncology Letters, pp. 4136-4143.
5. Choi J. E., Lee D. W., Seo S. H.,, et al., (2018), “Low‑fluence Q‑switched Nd:YAG laser for the treatment of melasma in Asian patients”, J Cosmet Dermatol, pp. 1-6.
6. Cheng J., Vashi N. A. (2017), “Chemical Peels in Ethnic Skin”, pp. 437- 448.
7. Gokalp H., Akkaya A. D., Yasemin Oram Y., (2016), “Long-term results in low-fluence 1064-nm Q-Switched Nd:YAG laser for melasma: Is it effective?”, Journal of Cosmetic Dermatology. 2016, pp. 1-7.
8. Hofbauer Parra C.A., Careta M.F., Valente N.Y.S., et al., (2016), “Clinical and Histopathologic Assessment of Facial Melasma After Low-Fluence QS Nd:YAG Laser”, Dermatol Surg. 2016, pp. 1-6.
9. Kaminaka C., Furukawa F., Yamamoto Y., (2017), “The Clinical and Histological Effect of a Low-Fluence Q-Switched 1,064-nm Neodymium:Yttrium-AluminumGarnet Laser for the Treatment of Melasma and Solar Lentigo in Asians: Prospective, Randomized, and Split-Face Comparative Study”, Dermatol Surg, pp. 1-14.