KẾT CỤC THAI KỲ CỦA CÁC THAI PHỤ THIỂU ỐI NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Chu Tiểu Yến 1,, Phạm Mỹ Hoài 1, Lương Hoàng Thành 2,3
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia
3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiểu ối là một trường hợp thai nghén nguy cơ cao, lượng nước ối giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ suy thai, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và mắc các dị tật bẩm sinh. Mục tiêu: Nhận xét kết cục thai kỳ của các thai phụ thiểu ối non tháng tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 148 thai phụ thiểu ối có tuổi thai từ 28 đến dưới 37 tuần điều trị tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 01/2020 đến hết tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi mẹ trung bình 28,4 ± 5,8 tuổi. Tuổi thai trung bình kết thúc thai nghén 34,4 ± 2,6 tuần. Có 64,2% trường hợp thai phụ kết thúc thai nghén khi chưa có chuyển dạ. Tỉ lệ mổ lấy thai là 79,1%, đẻ đường âm đạo chiếm 20,9%. Nguyên nhân mổ lấy thai do AFI ≤ 28mm chiếm 44,4%, do suy thai 15,4%. Tỷ lệ nước ối xanh bẩn 24,8%. Trẻ suy hô hấp sau sinh chiếm 14,2% số trường hợp và tỷ lệ tử vong chu sinh là 10,1%. Kết luận: Thiểu ối gây những ảnh hưởng bất lợi đến kết quả chu sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ninh Văn Minh (2013), "Thiểu ối ở thai trên 28 tuần, các yếu tố liên quan và phương pháp xử trí tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành. 874(6), tr. 90-1.
2. Trần Danh Cường Phạm Minh Giang (2016), "Nghiên cứu một số nguyên nhân gây thiểu ối ở tuổi thai từ 13 đến 37 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", Tạp chí Phụ sản. 13, tr. 76-9.
3. Phạm Thị Thu Hồng, Võ Đông Hải và Nguyễn Trung Kiên (2018), "Tình hình, mức độ thiểu ối và một số yếu tố liên quan ở sản phụ mang thai đủ tháng tại bệnh viện Sản Nhi An Giang", Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 16, tr. 5 - 12.
4. Bộ Y tế (2015), "Thiểu ối", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, Hà Nội.
5. L. Hou và các cộng sự. (2020), "Delivery mode and perinatal outcomes after diagnosis of oligohydramnios at term in China", J Matern Fetal Neonatal Med. 33(14), tr. 2408-2414.
6. H. Ding và các cộng sự. (2022), "Correlation of amniotic fluid index and placental aquaporin 1 levels in terms of preeclampsia", Placenta. 117, tr. 169-178.
7. L. Figueroa và các cộng sự. (2020), "Oligohydramnios: a prospective study of fetal, neonatal and maternal outcomes in low-middle income countries", Reprod Health. 17(1), tr. 19.
8. M. Molla và các cộng sự. (2022), "Magnitude and associated factors of adverse perinatal outcomes among women with oligohydramnios at 3rd trimester at University of Gondar comprehensive specialized hospital, North West Ethiopia", Front Glob Womens Health. 3, tr. 958617.