NGHIÊN CỨU VIÊM NIÊM MẠC MIỆNG TRONG VÀ SAU HÓA XẠ TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ VÙNG ĐẦU CỔ

Nguyễn Minh Phương 1,, Nguyễn Quang Trung 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm niêm mạc miệng trong và sau hóa xạ trị ung thư biểu mô vùng đầu cổ. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nghiên cứu phân tích đánh giá viêm niêm mạc miệng trong và sau hóa xạ trị ung thư biểu mô vùng đầu cổ được công bố. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan luận điểm. Kết quả: 21 trong số 256 nghiên cứu được tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu được đưa vào nghiên cứu tổng quan. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu là 55, trong đó nam chiếm 81%, 19% còn lại là nữ. Tần số viêm niêm mạc cao nhất ở những bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị phân đoạn, ảnh hưởng đến 100% bệnh nhân nói chung. Gần như tất cả bệnh nhân nhận xạ trị thông thường (97%) hoặc hóa xạ trị kết hợp (90%) có tiền sử viêm niêm mạc. Tỷ lệ viêm niêm mạc thấp nhất (22%) ở bệnh nhân chỉ nhận điều trị hóa trị. Bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị phân đoạn cũng bị viêm niêm mạc nghiêm trọng nhất, với hơn một nửa (57%) bị viêm niêm mạc cấp độ 3–4. Viêm niêm mạc (độ 3–4) cũng có tỷ lệ khá lớn (43%) ở bệnh nhân nhận hóa xạ trị kết hợp và hơn một phần ba (34%) bệnh nhân dùng xạ trị thông thường. Không có bệnh nhân chỉ điều trị hóa trị một mình bị viêm niêm mạc cấp 3–4. Kết luận: Viêm niêm mạc là một độc tính nghiêm trọng, thường gặp ở những bệnh nhân được điều trị bằng hóa,xạ trị cho ung thư đầu và cổ. Viêm niêm mạc có thể dẫn đến nhập viện và gián đoạn điều trị, tác động tổng thể của nó đối với kết quả chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lalla RV, Peterson DE. Oral mucositis. Dent Clin North Am. 2005 Jan;49(1):167–184.
2. Barasch A, Peterson DE. Risk factors for ulcerative oral mucositis in cancer patients: unanswered questions. Oral Oncol. 2003 Feb; 39(2):91–100.
3. Epstein JB, Gorsky M, Guglietta A, Le N, Sonis ST. The correlation between epidermal growth factor levels in saliva and the severity of oral mucositis during oropharyngeal radiation therapy. Cancer. 2000; 89(11): 2258–2265.
4. Woo SB, Sonis ST, Sonis AL. The role of herpes simplex virus in the development of oral mucositis in bone marrow transplant recipients. Cancer. 1990 Dec 1;66(11):2375–2379.
5. Rajesh V. Lalla, Stephen T. Sonis, Douglas E. Peterson. Management of Oral Mucositis in Patients with Cancer 2008 Jan, 52(1) 61-77
6. Thierry M. Muanza; Ana P. Cotrim; Mathew McAuliffe. Evaluation of Radiation-Induced Oral Mucositis by Optical Coherence Tomography. Clin Cancer Res (2005) 11 (14): 5121–5127
7. Lalla RV, Schubert MM, Bensadoun RJ, Keefe D. Anti-inflammatory agents in the management of alimentary mucositis. Support Care Cancer. 2006 Jun;14(6):558–565
8. Cheng KK. Oral mucositis, dysfunction, and distress in patients undergoing cancer therapy. J Clin Nurs. 2007 Feb 20
9. Raber-Durlacher J, Barasch A, Peterson DE, Lalla RV, Schubert MM, Fibbe WE. Oral Complications and Management Considerations in Patients Treated with High-Dose Cancer Chemotherapy. Supportive Cancer Therapy. 2004;1(4):219–229
10. McGuire DB, Correa ME, Johnson J, Wienandts P. The role of basic oral care and good clinical practice principles in the management of oral mucositis. Support Care Cancer. 2006 Jun;14(6):541–547.