HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP BĂNG DÁN KINESIO TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG GIAI ĐOẠN BÁN CẤP

Nguyễn Minh Hải1, Nguyễn Hoài Nam 2,
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Điện Biên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp phương pháp kinesio taping với một số phương pháp vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng bệnh nhân đau thắt lưng giai đoạn bán cấp. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng; biện pháp điều trị Vật lý trị liệu cho hai nhóm bao gồm điện xung, xoa bóp trị liệu vùng, siêu âm trị liệu, tập vận động và nhóm can thệp được sử dụng phương pháp dán băng kinesio. Hai nhóm được đánh giá ở thời điểm trước khi can thiệp, sau can thiệp 3 ngày, 7 ngày và 2 tuần. Hiệu quả phương pháp kết hợp Vật lý trị liệu và băng dán kinesio được đánh giá qua các biến số là điểm đau VAS, tầm vận động cột sống thắt lưng và góc vận động của cột sống thắt lưng. Kết quả: Ở nhóm can thiệp có sự cải thiện về tỷ lệ giảm vận động cột sống so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có sự cải thiện về điểm trung bình VAS, tầm vận động cột sống, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Không có một tác dụng phụ hay một biến chứng được ghi nhận ở nhóm can thiệp khi dán băng Kinesio. Kết luận: Việc sử dụng kết hợp phương pháp kinesio taping trong phục hồi chức năng bệnh nhân đau thắt lưng giai đoạn bán cấp là an toàn và có cải thiện về tầm vận động cột sống thắt lưng. Cần làm thêm các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá thêm hiệu quả về các đặc điểm lâm sàng khác như mức độ giảm đau, điểm ODI…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. J. A. Bell và A. Burnett (2009), "Exercise for the primary, secondary and tertiary prevention of low back pain in the workplace: a systematic review", J Occup Rehabil, 19(1), tr. 8-24.
3. F. Köroğlu, T. K. Çolak và M. G. Polat (2017), "The effect of Kinesio® taping on pain, functionality, mobility and endurance in the treatment of chronic low back pain: A randomized controlled study", J Back Musculoskelet Rehabil, 30(5), tr. 1087-1093.
4. M. A. D. Luz Júnior, M. O. Almeida, R. S. Santos và các cộng sự. (2019), "Effectiveness of Kinesio Taping in Patients With Chronic Nonspecific Low Back Pain: A Systematic Review With Meta-analysis", Spine (Phila Pa 1976), 44(1), tr. 68-78.
5. N. L. Nelson (2016), "Kinesio taping for chronic low back pain: A systematic review", J Bodyw Mov Ther, 20(3), tr. 672-81.
6. G. Sun và Q. Lou (2021), "The efficacy of kinesio taping as an adjunct to physical therapy for chronic low back pain for at least two weeks: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials", Medicine (Baltimore), 100(49), tr. e28170.
7. Bayram Kelle, Rengin Guzel và Hakan Sakallı (2015), "The effect of Kinesio taping application for acute non-specific low back pain: A randomized controlled clinical trial", Clinical rehabilitation, 30.
8. Nicole L. Nelson (2016), "Kinesio taping for chronic low back pain: A systematic review", Journal of bodywork and movement therapies, 20 3, tr. 672-81.