ĐẶC ĐIỂM BẢN NGOÀI XƯƠNG HÀM DƯỚI Ở BỆNH NHÂN CÓ KHỚP CẮN LOẠI III TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHÙM TIA HÌNH NÓN

Nguyễn Thị Hưởng 1,, Nguyễn Thị Bích Ngọc 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm bản ngoài xương hàm dưới ở bệnh nhân có khớp cắn loại III trên phim chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (Conbeam computed tomography - CBCT). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 phim CTCB của những bệnh nhân có khớp cắn loại III tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Trên phim CTCB, góc, chiều cao (ở vị trí cách đường nối men – cement [CEJ] 4 và 6mm) và chiều dày (tại vị trí cách CEJ 6 và 11 mm) của bản xương ngoài xương hàm dưới được đo tại chân gần và chân xa răng hàm lớn thứ nhất (RHL1) và răng hàm lớn thứ hai (RHL2) hàm dưới. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về góc, chiều cao và chiều dày của bản xương ngoài xương hàm dưới giữa bệnh nhân nam và nữ, giữa hàm bên phải và hàm bên trái. Các giá trị bản xương ngoài xương hàm dưới ở vị trí chân xa răng hàm lớn thứ hai hàm dưới lớn hơn đáng kể so với các vị trí khác. Chiều cao xương ở vị trí 4 mm lớn hơn ở vị trí 6mm, chiều dày xương ở vị trí 11 mm lớn hơn ở vị trí 6mm, góc bản xương ngoài tăng dần từ trước ra sau. Kết luận: Bản xương ngoài xương hàm dưới cung cấp bề mặt xương tối ưu cho việc cắm miniscrew, với các đặc tính xương tốt hơn ở chân xa của răng hàm lớn thứ hai hàm dưới, cách CEJ 4 mm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Massler M, Frankel JM. Prevalence of malocclusion in children aged 14 to 18 years. Am J Orthod. Oct 1951;37(10):751-768.
2. P C, RNI DG. Epidemiologia delle malocclusioni su un campione di bambini delle scuole elementari del Comune di Roma. Ortogn Ital. 1995;4:217-228.
3. L. A. Frequency of the incidence of malocclusion in American Negro children aged twelve to sixteen. Angle Orthod. 1959;29(4):189-200.
4. W P, H F, D. S. Orthodontic diagnosis: the development problem list. In: Proffit W, Fields H, Sarver D, eds. Contemporary Orthodontics. St Louis, Mo: Mosby;. 2013:167-233
5. Yamada K, Kuroda S, Deguchi T, Takano-Yamamoto T, Yamashiro T. Distal movement of maxillary molars using miniscrew anchorage in the buccal interradicular region. Angle Orthod. Jan 2009;79(1):78-84.
6. Migliorati M BS, Signori A, Drago S, Barberis F, Tournier H, et al. Miniscrew design and bone characteristics: an experimental study of primary stability. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2012;142:228-234.
7. Baumgaertel S HM. Buccal cortical bone thickness for mini-implant placement. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2009;136:230-235.
8. Escobar-Correa N, Ramírez-Bustamante MA, Sánchez-Uribe LA, Upegui-Zea JC, Vergara-Villarreal P, Ramírez-Ossa DM. Evaluation of mandibular buccal shelf characteristics in the Colombian population: A cone-beam computed tomography study. Korean J Orthod. Jan 25 2021;51(1):23-31.
9. Nucera R, Lo Giudice A, Bellocchio AM, et al. Bone and cortical bone thickness of mandibular buccal shelf for mini-screw insertion in adults. Angle Orthod. Sep 2017;87(5):745-751.
10. Ramírez-Ossa DM E-CN, Ramírez- Bustamante MA, Agudelo-Suárez AA. An umbrella review of the effectiveness of temporary anchor- age devices and the factors that contribute to their success or failure. J Evid Based Dent Pract. 2020;20:101402.