CHẾ TẠO NẸP CỔ BÀN CHÂN BẰNG CÔNG NGHỆ IN 3D

Lê Phan Hoàng Chiêu 1,, Lê Thị Hạ Quyên 2, Nguyễn Hoài Nam 2
1 Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Phục hồi Chức năng và Điều trị Bệnh Nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân (AFO) đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống chế tạo nẹp AFO tại Việt Nam hiện chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và thời gian cho điều trị. Quy trình thủ công phức tạp và dựa nhiều vào kỹ năng của kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình, dẫn đến sản phẩm cần nhiều lần chỉnh sửa và không thích hợp cho bệnh nhân. Quy trình chế tạo nẹp AFO bằng công nghệ in 3D: Bài báo mô tả quy trình chế tạo nẹp AFO sử dụng công nghệ in 3D, bao gồm thu thập dữ liệu chi thể bệnh nhân bằng quét 3D, dựng hình chi thể, thiết kế nẹp trên máy tính, chế tạo nẹp bằng máy in 3D, và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thời gian sản xuất được rút ngắn xuống 12 giờ và sản phẩm được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân. Kết quả: Sản phẩm nẹp AFO in 3D đã được thử nghiệm trên 30 bệnh nhân và đã cải thiện chức năng đi lại của họ. Bệnh nhân đánh giá sản phẩm này thoải mái, kích thước phù hợp, và không gây đau hoặc tác động tiêu cực lên da. Kết luận: Kết hợp giữa quét 3D và thiết kế 3D trong quy trình chế tạo nẹp AFO đã khắc phục các hạn chế của phương pháp truyền thống. Việc này cải thiện thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm và thoải mái cho bệnh nhân, đồng thời định hướng cho sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng (Đợt 3) ban hành kèm theo Quyết định số 2520/QĐ-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2019 tế, B. Y., Government Document, 3,
2. Harish Kumar Banga, Parveen Kalra, Rajendra M Belokar, Rajesh Kumar (2020) Effect of 3D-printed ankle foot orthosis during walking of foot deformities patients. Recent Advances in Mechanical Engineering: Select Proceedings of NCAME 2019. Springer.
3. Andrew JG Churchill, Peter W Halligan, Derick T Wade (2003) "Relative contribution of footwear to the efficacy of ankle-foot orthoses". Clinical rehabilitation, 17 (5), 553-557.
4. Manabu Iwata, Izumi Kondo, Yoshihiro Sato, Kei Satoh, Masashi Soma, Eiki Tsushima (2003) "An ankle-foot orthosis with inhibitor bar: effect on hemiplegic gait". Archives of physical medicine and rehabilitation, 84 (6), 924-927.
5. Constantinos Mavroidis, Richard G Ranky, Mark L Sivak, Benjamin L Patritti, Joseph DiPisa, Alyssa Caddle, et al. (2011) "Patient specific ankle-foot orthoses using rapid prototyping". Journal of neuroengineering and rehabilitation, 8 (1), 1-11.
6. Yong Ho Cha, Keun Ho Lee, Hong Jong Ryu, Il Won Joo, Anna Seo, Dong-Hyeon Kim, et al. (2017) "Ankle-foot orthosis made by 3D printing technique and automated design software". Applied bionics and biomechanics, 2017
7. Engin Cakar, O Durmus, L Tekin, U Dincer, MZ Kiralp (2010) "The ankle-foot orthosis improves balance and reduces fall risk of chronic spastic hemiparetic patients". Eur J Phys Rehabil Med, 46 (3), 363-368.
8. Harish Kumar Banga, Parveen Kalra, RM Belokar, Rajesh Kumar (2020) "Improvement of human gait in foot deformities patients by 3D printed ankle–foot orthosis". 3D Printing in Biomedical Engineering, 269-288.
9. Elizabeth Wojciechowski, Angela Y Chang, Daniel Balassone, Jacqueline Ford, Tegan L Cheng, David Little, et al. (2019) "Feasibility of designing, manufacturing and delivering 3D printed ankle-foot orthoses: a systematic review". Journal of foot and ankle research, 12 (1), 1-12.