NHẬN XÉT MỘT SỐ CHỈ SỐ TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA CỦA NGƯỜI BỆNH CƯỜI HỞ LỢI ĐỘ TUỔI 18 - 35

Hà Phương Linh 1,, Chu Thị Quỳnh Hương 1, Nguyễn Thị Bích Ngọc 1, Nguyễn Trọng Hiếu 1, Nguyễn Đài Trang 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm trên phim sọ nghiêng từ xa của người bệnh cười hở lợi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh cười hở lợi độ tuổi 18-35 đến khám Răng Hàm Mặt. Kết quả: Qua nghiên cứu trên 40 đối tượng (5 nam và 35 nữ), có 21 người bệnh cười hở lợi có tương quan xương loại II theo Steiner (53%), 13 người (32%) có tương quan xương loại I và 6 người (15%) có tương quan xương loại III. Khi so sánh với giá trị trung bình từ các nghiên cứu đi trước về đặc điểm nhân trắc học của người Việt Nam và người châu Á có khuôn mặt hài hòa và không cười hở lợi, giá trị trung bình chiều cao phần trước xương hàm trên ở người bệnh cười hở lợi cao hơn 2.41 mm. Góc PP/FH, PP/SN và góc mặt phẳng cắn tăng, tỉ lệ Jarabak giảm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối tượng nghiên cứu có tương quan xương loại I và loại II. Giá trị trung bình của các góc trục răng cửa trên tăng có ý nghĩa thống kê. Góc mũi môi và góc môi trên với FH giảm có ý nghĩa thống kê. Giá trị trung bình chiều cao môi trên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Những đặc điểm nổi bật ở người bệnh cười hở lợi thông qua việc phân tích phim sọ nghiêng từ xa bao gồm: tương quan xương loại II, kiểu mặt lồi, quá phát xương hàm trên, đặc biệt là theo chiều đứng, xương hàm trên xoay theo chiều kim đồng hồ, hàm dưới lùi, răng cửa trên ngả trước, tăng độ cắn chìa, môi trên ngả trước Tình trạng cười hở lợi không phải do chiều dài tuyệt đối của môi trên ngắn. Do vậy, cần lưu ý đánh giá mức độ cười hở lợi của người bệnh và xác định đầy đủ các nguyên nhân, vì các nguyên nhân thường kết hợp với nhau, để từ đó có hướng điều trị hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peck S, Peck L, Kataja M. The gingival smile line. The Angle Orthodontist. 1992;62(2):91-100.
2. Pavone AF, Ghassemian M, Verardi S. Gummy Smile and Short Tooth Syndrome--Part 1: Etiopathogenesis, Classification, and Diagnostic Guidelines. Compend Contin Educ Dent. 2016;37(2):102-7.
3. Ines D. Orthodontics Gummy Smile. 2017;
4. Hương ĐQ. Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 - 25. 2017;
5. Anh TT. Nhận xét mỗi tương quan xương-răng trên phim sọ nghiêng từ xa của một nhóm người Việt tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa. Y học Việt Nam 2016;(446):75.
6. Li C, Jiang W, Chen S-C, et al. En-Mass Retraction of Maxillary Anterior Teeth with Severe Proclination and Root Resorption—A Case Report. Diagnostics. 2022;12(5):1055.
7. Mahaini L. Craniofacial Features of Gummy Smile in a Syrian Adult Population. life. 2014;1(2):3.
8. Wu H, Lin J, Zhou L, Bai D. Classification and craniofacial features of gummy smile in adolescents. Journal of Craniofacial Surgery. 2010;21(5):1474-1479.