ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT PHỨC TẠP VÙNG ĐẦU MẶT DO NGUYÊN NHÂN BỎNG SỬ DỤNG VẠT ĐÙI TRƯỚC NGOÀI

Võ Văn Việt 1,, Tống Thanh Hải 2, Đỗ Trung Quyết 2, Hoàng Tuấn Hoàng 2, Vũ Quang Vinh 2
1 Bệnh viện Quân Y 4
2 Bệnh viện bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị tổn khuyết vùng đầu mặt do nguyên nhân bỏng sử dụng vạt đùi trước ngoài (ĐTN) tự do. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng không đối chứng có theo dõi dọc trên 12 bệnh nhân với 13 tổn khuyết vùng đầu mặt được che phủ bằng 13 vạt ĐTN tự do với 4 bệnh nhân hồi cứu từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020 và 8 bệnh nhân tiến cứu từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2023 tại Trung Tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo - Bệnh viện bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác. Kết quả: Vạt da cân dạng tự do với chiều dài vạt từ 14cm - 24cm trung bình 19 ± 2.915 cm; chiều rộng vạt từ 8 cm - 14 cm trung bình 11.15 ± 1.463. 100% vạt sống hoàn toàn, vùng cho vạt liền kỳ đầu với 9 vùng được ghép da mỏng và 4 vùng khâu đóng trực tiếp. Kết quả sau 3 tháng 13/13 vạt đạt kết quả tốt, sau 6 tháng 9/13 vạt kết quả tốt, 4/12 vạt kết quả trung bình. Kết luận: Vạt ĐTN chất liệu thích hợp để tạo hình che phủ các tổn khuyết phức tạp vùng đầu mặt sau nguyên nhân bỏng gây nên với ưu điểm có sức sống rất cao, cuống mạch vạt dài, hằng định, ít hi sinh nơi cho vạt, linh hoạt trong hình thức sử dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Song Y.-g., Chen G.-z. and Song Y.-l. (1984) The free thigh flap: a new free flap concept based on the septocutaneous artery. British journal of plastic surgery.37 (2): 149-159.
2. Beasley N. J., Gilbert R. W., Gullane P. J.. et al (2004) Scalp and forehead reconstruction using free revascularized tissue transfer. Archives of facial plastic surgery.
3. Nguyễn Hồng Hà (2010) Nghiên cứu ứng dụng tạo hình sớm vết thương phần mềm phức tạo đầu mặt. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108.
4. Trần Thiết Sơn (2007) Nhận xét các kết quả tạo hình khuyết lớn da đầu. Tạp chí y học Việt Nam. Tập 339: 137-141.
5. Lutz B., Wei F., Chen H.. et al (1998) Reconstruction of scalp defects with free flaps in 30 cases. British journal of plastic surgery.51 (3): 186-190.
6. Dalay C., Kesiktas E., Yavuz M.. et al (2006) Coverage of scalp defects following contact electrical burns to the head: a clinical series. Burns.32 (2): 201-207.
7. Yildirim S., Gideroğlu K. and Aköz T. (2003) Anterolateral thigh flap: ideal free flap choice for lower extremity soft-tissue reconstruction. Journal of reconstructive microsurgery.19 (04): 225-234.
8. Lee J. C., St-Hilaire H., Christy M. R.. et al (2010) Anterolateral thigh flap for trauma reconstruction. Annals of plastic surgery.64 (2): 164-168.