MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG BỆNH VIỆN TỈNH BẾN TRE, 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm gan B nghề nghiệp là một bệnh tiềm ẩn nguy cơ đe doạ sức khoẻ nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng do thường xuyên tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh nhiễm vi rút viêm gan B. Nghiên cứu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính đã được thực hiện từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018, qua phát vấn 420 điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, có 03 cuộc phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo Phòng Điều dưỡng, lãnh đạo Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và 01 cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy 89,5% điều dưỡng có thực hành đúng từ 2/3 tiêu chí trong dự phòng phơi nhiễm viêm gan B nghề nghiệp. Nhóm điều dưỡng có kiến thức về bệnh viêm gan B nghề nghiệpkhông đạt có thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp không đúng gấp 2,3 lần so với nhóm có kiến thức đạt (p = 0,007). Nhóm điều dưỡng có kiến thức phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệpkhông đạt có thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp không đúng gấp 4,3 lần so với nhóm có kiến thức đạt (p < 0,0001). Nghiên cứu khuyến nghị tăng cường kiến thức về bệnh cũng như kiến thức về cách phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp cho điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh, đảm bảo tốt các nguyên tắc trong phòng ngừa chuẩn và nhiễm khuẩn bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm gan B, bệnh nghề nghiệp, yếu tố liên quan, điều dưỡng, bệnh viện
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2016), Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016"
3. Vũ Bằng (2015), Bệnh viêm g an vi rút nghề nghiệp, website:// moh.gov.vn/ pcbenhnghenghiep/ pages/ tintuc.aspx? CateID = 9&ItemID =848, truy cập ngày 18/01/2018"
4.WHO (2010), The best practices for injections and related procedures toolkit, March 2010, Geneva
5. Pruss Rapitil E Ustun A, Hutin Y (2003), Introduction and methods: asessing the envvironment burden of disease at national and local level, Geneva, WHO.
6. WHO (2010), The best practices for injections and related procedures toolkit, March 2010, Geneva
7. WHO (2003), Injection Safety, http:www.WHO.int/injection_safety/en".
WHO (2003), Injection Safety, http:www.WHO.int/injection_safety/en".
8. Khúc Xuyền (1999), Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe người lao động tiếp xúc với vi sinh vật nguy hiểm (vi rút viêm gan B), Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ, 1999"
9. Nguyễn Quang Tập và Phạm Trung Kiên (2007), Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, HBsAg, Anti-HBS, HbeAg của cán bộ y tế tại một số bệnh viện Thành phố Hải Phòng, Tạp chí Y học Thực hành số 12/2007, tr. 32-35