ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG KẾT HỢP RỬA MŨI SAU MỔ BẰNG MÁY NHỊP XUNG ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG DO NẤM KHÔNG XÂM LẤN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng và đánh gái kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang kết hợp rửa mũi xoang bằng máy nhịp xung sau mổ điều trị viêm mũi xoang do nấm không xâm lấn. Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt ca với 190 bệnh nhân được chẩn đoán, phẫu thuật và rửa mũi sau mổ tại BV TƯ QĐ 108 từ 01/2019 đến 05/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 52,78 ± 8.9, nam/ nữ ~ 1:2, nhóm BN bị bệnh lý mũi xoang mạn tính nhiều nhất (45,26%), chủ yếu BN là nhân viên văn phòng (39,4%) và công nhân các khu công nghiệp (29,47%), triệu chứng gặp nhiều nhất: khịt khạc đờm mủ hôi (71,05%), đau đầu hoặc cảm giác tức nặng vùng xoang mặt (41,05%), ngạt mũi (50,53%), hắt hơi (22,63%), ho (29,47%), hẹp phức hợp lỗ ngách (73,68%), dị hình vách ngăn (67,36%), polyp (39,47%, mủ khe mũi (57,37%), khối màu nâu đen (9,47%), viêm xoang trên CT: xoang hàm (91,05%), xoang sàng (65,79%), xoang trán (26,84%), xoang bướm (35,26%), tổn thương 1 bên mũi (92,62%), 100% là Aspergillus, hồi phục tốt sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm lần lượt là 69,4%, 86,32%, 92,11%, 96,84% và 98,42%, tái phát sau mổ 1,05%, CT xoang đánh giá sau 01 năm không phát hiện tái phát. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng bệnh lý VMXDNKXL không điển hình, tương tự các triệu chứng bệnh lý mũi xoang khác, đặc điểm vi vôi hóa và doãng rộng lòng xoang trên phim CT xoang là yếu tốt gợi ý nấm, phẫu thuật luôn được chỉ định để dẫn lưu xoang và lấy sạch tổ chức nấm, kết hợp rửa mũi xoang bằng máy nhịp xung sau mổ giúp giảm tỉ lệ tái phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nấm xoang mạn tính; Nấm xoang; Viêm mũi xoang do nấm không xâm lấn.
Tài liệu tham khảo
2. Karthikeyan P, Nirmal Coumare V. Incidence and Presentation of Fungal Sinusitis in Patient Diagnosed with Chronic Rhinosinusitis. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2010;62(4):381-385.
3. Deutsch PG, Whittaker J, Prasad S. Invasive and Non-Invasive Fungal Rhinosinusitis—A Review and Update of the Evidence. Medicina (Mex). 2019;55(7):319.
4. Alghonaim Y, Alfayez A, Alhedaithy R, Alsheikh A, Almalki M. Recurrence Pattern and Complication Rate of Allergic Fungal Sinusitis: A 10-Year Tertiary Center Experience. Int J Otolaryngol. 2020;2020:9546453.
5. Ms S, S A, H N. Frequency of Granulomatous Invasive Fungal Sinusitis in Patients with Clinical Suspicion of Chronic Fungal Rhinosinusitis. Cureus. 2019;11(5).
6. Shetty S, Chandrashekar S, Aggarwal N. A Study on the Prevalence and Clinical Features of Fungal Sinusitis in Chronic Rhinosinusitis. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2020;72(1):117-122.
7. Dall’Igna C, Palombini BC, Anselmi F, Araújo E, Dall’Igna DP. Fungal rhinosinusitis in patients with chronic sinusal disease. Braz J Otorhinolaryngol. 2005;71(6):712-720.