NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U CƠ TRƠN TỬ CUNG TRÊN SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ

Nguyễn Xuân Khái1,, Phạm Văn Việt 1, Lê Hồng Chiến 2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Quân y 105

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của u cơ trơn tử cung trên siêu âm và cộng hưởng từ ở các bệnh nhân u xơ tử cung điều trị tại Bệnh viện quân y 103, Bệnh viện quân y 105 và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang bệnh nhân u xơ tử cung điều trị tại Bệnh viện quân y 103, Bệnh viện quân y 105 và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân có 1 khối u, chiếm 50%. Vị trí khối u hay gặp nhất là trong cơ tử cung với tỷ lệ 72%. Trọng lượng khối u hay gặp nhất là dưới 100g, chiếm tỉ lệ 38%. Đường kính khối u thường gặp là 50-100mm (78%). Trên siêu âm: các khối u thường giảm âm (64%), và sinh mạch (74%). Trên cộng hương từ: thường gặp các khối u giảm tín hiệu trên T1W (56%) và giảm tín hiệu trên T2W (44%). Đa số các khối u tăng tín hiệu mạch trên cộng hưởng từ, chiếm 74%. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có 1 khối u với vị trí hay gặp nhất là trong cơ tử cung. Phần lớn các khối u có trọng lương dưới 100g và có đường kính từ 50-100mm. Các khối u thường giảm âm trên siêu âm và giảm tín hiệu trên T1W và T2W. Các khối u thường tăng tín hiệu mạch trên siêu âm và cộng hưởng từ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giuliani E., As-Sanie S., Marsh E. (2020) “Epidemiology and management of uterine fibroids,” Int. J. Gynaecol. Obstet. Off. Organ Int. Fed. Gynaecol. Obstet., vol. 149, no. 1, pp. 3–9.
2. Spies J.B., Coyne K., Guaou Guaou N., et al. (2002) “The UFS-QOL, a new disease-specific symptom and health-related quality of life questionnaire for leiomyomata,” Obstet. Gynecol., vol. 99, no. 2, pp. 290–300.
3. Ravina J.H., Ciraru-vigneron N., Aymard A., et al. (1999) “Uterine artery embolisation for fibroid disease: Results of a 6 year study,” Minim. Invasive Ther. Allied Technol., vol. 8, no. 6, pp. 441–447.
4. Carpenter T.T., Walker W.J. (2005) “Pregnancy following uterine artery embolisation for symptomatic fibroids: a series of 26 completed pregnancies,” BJOG Int. J. Obstet. Gynaecol., vol. 112, no. 3, pp. 321–325.
5. Zimmermann A., Bernuit D., Gerlinger C., et al. (2012) “Prevalence, symptoms and management of uterine fibroids: an international internet-based survey of 21,746 women,” BMC Womens Health, vol. 12, p. 6.
6. Lippman S.A., Warner M., Samuels S., et al. (2003) “Uterine fibroids and gynecologic pain symptoms in a population-based study,” Fertil. Steril., vol. 80, no. 6, pp. 1488–1494.
7. Mara M., Maskova J., Fucikova Z., et al. (2008) “Midterm Clinical and First Reproductive Results of a Randomized Controlled Trial Comparing Uterine Fibroid Embolization and Myomectomy,” Cardiovasc. Intervent. Radiol., vol. 31, no. 1, pp. 73–85.
8. Nguyễn Xuân Hiền (2011) Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nút động mạch tử cung trong điều trị u cơ trơn tử cung. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Holub Z., Mara M., Kuzel D., et al. (2008) “Pregnancy outcomes after uterine artery occlusion: prospective multicentric study,” Fertil. Steril., vol. 90, no. 5, pp. 1886–1891.