KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN ĐỒNG XUÂN, PHÚ YÊN, 2018

Ngọc Bích Nguyễn 1,, Thị Lan Phương Phan 2
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn nơi làm việc là một trong những bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm phổ biến nhất ở Việt Nam. Sản xuất và chế biến thực phẩm là một trong những ngành nghề có môi trường làm việc ô nhiễm với tiếng ồn, chỉ sau một số ngành công nghiệp, khai thác. Nghiên cứu đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu mức kiến thức, thái độ và thực hành của người lao động tại đây trong việc phòng ngừa điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được tiến hành khảo sát trên 125 công nhân tham gia lao động trực tiếp tại nhà máy. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động có kiến thức đúng về phòng ngừa điếc nghề nghiệp chưa cao, chiếm tỷ lệ 69,6%; Nội dung về kiến thức mà phần lớn người lao động không biết là giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép trong 8 giờ theo quy định hiện nay, chỉ có 37,6% người lao động có kiến thức đúng về vấn đề này; Tỷ lệ người lao động có thái độ tốt là tương đối cao (72%). Tuy nhiên, chỉ có 52,8% người lao động có thực hành đúng trong việc phòng ngừa điếc nghề nghiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2016), WHO global estimates on prevalence of hearing loss, http://www. who. int/pbd/deafness/WHO GE HL. pdf.
2. World Health Organization (2017), WHO methods and data sources for global burden of disease estimates 2000-2015, Department of Information, Evidence and Research WHO, Geneva.
3. Theo Vos & et al (2015), "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013", The Lancet. 386(9995), page. 743-800.
4. Elizabeth A Masterson (2016), "Hearing impairment among noise-exposed Workers—United States, 2003–2012", MMWR. Morbidity and mortality weekly report. 65.
5. GV Prasanna Kumar & et al (2008), "Occupational noise in rice mills", Noise and Health. 10(39), page. 55.
6. Đỗ Văn Hàm (2007), "Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp", trong Đỗ Văn Hàm, chủ biên, Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội
7. Nguyễn Đăng Quốc Chấn và Bùi Đại Lịch (2008), "Kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống ô nhiễm tiếng ồn và điếc nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn cao (> 85dBA) tại thành phố Hồ Chí Minh", Y học thành phố Hồ Chí Minh. 12(4), tr. 226-228
8. Emmanuel D Kitcher & et alc (2014), "Occupational hearing loss of market mill workers in the city of Accra, Ghana", Noise and Health. 16(70), page. 183
9. Tim Robinson & et al (2015), "Prevalence of noise-induced hearing loss among woodworkers in Nepal: a pilot study", International journal of occupational and environmental health. 21(1), page. 14-22