NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỬ VONG CỦA TSS TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020 - 2023

Lý Thái Minh 1,, Trương Cẩm Trinh 2, Đặng Thanh Hồng 3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp
2 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tử vong sơ sinh (TVSS) là tử vong của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tỷ lệ TVSS là số ca tử vong của trẻ em dưới một tuổi trên 1000 trẻ sinh sống. Ở Việt Nam, tỉ lệ  trẻ trai TVSS cao hơn nhiều so với trẻ gái và có liên quan đến số lần khám thai, nơi sống, phương pháp sanh và các nguyên nhân từ trẻ như nhiễm trùng huyết, nhẹ cân, bệnh màng trong, viêm phổi, ngạt, dị tật bẩm sinh. Hàng năm TVSS 40-60 bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số yếu tố lâm sàng của trẻ liên quan TVSS Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp 2020-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: những TSS (TSS) nhập viện được điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2020 đến tháng 5/2023. Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng có phân tích chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Khảo sát trên 92 TSS tử vong và 92 TSS còn sống. Trong nhóm trẻ TVSS, trẻ trai có 52 (56,5%), trẻ gái là 40 (43,5%), trong đó TVSS ≤1 ngày 22,83%, từ 1 ngày đến dưới 7 ngày 50%, ³7 ngày chiếm 27,17%. Các yếu tố liên quan gây TVSS bao gồm: nhiễm khuẩn huyết 64,1% (p=0,002), viêm phổi 54,3% (p=0,033), ngạt 8,7% (p=0,017) và nhẹ cân 47,8% (p=0,001). Có liên quan bốn bệnh theo ICD 10 ở TSS làm tăng nguy cơ TVSS là viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ngạt và sanh non. Các yếu tố liên quan từ mẹ (p<0,001) gồm: nơi cư ngụ ở thành thị hay nông thôn, nơi sinh tại nhà, sanh rớt, hộ sinh tư, Trạm y tế, Huyện (TTYT) hay tại BV tỉnh, thành phố, số lần khám thai trên hoặc dưới 3 lần. Kết luận: Tỷ lệ TVSS dưới 7 ngày chiếm 72,83%. Các yếu tố liên quan ở trẻ bao gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, ngạt, nhẹ cân, yếu tố gây TVSS do mẹ nơi sống nông thôn, nơi sinh tại nhà, sanh rớt, hộ sinh tư, Trạm y tế, Huyện(TTYT) và số lần khám thai dưới 3 lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch đầu tư, Nước CHXHCN Việt Nam (2015), "Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu MDG", tr. 1-148.
2. Bộ Y tế (2021), "Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, TSS và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025", tr. 1-40.
3.. Huỳnh Hồng Phúc, Huỳnh Thị Duy Hương (2008), "Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh ở khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ 2004-2006", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 51-55.
4. Tổng cục thống kê (2014), Giám sát thực trạng trẻ em và phụ nữ, Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014, Báo cáo cuối cùng. Hà Nội, Việt Nam.
5. Trương Cẩm Trinh (2017), Nghiên cứu tình hình tử vong sơ sinh và một số yếu tố liên quan tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016-2017, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Lương Ngọc Trương (2007), "Nghiên cứu tỷ lệ tử vong sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại Thanh Hóa", Tạp chí Y học thực hành, 8, tr. 28-31.
7. UNICEF (2019), "Child survival and the Sustainable Development Goals (SDGs)".
8. UNICEF (2021), "Năm 2021, cứ 4,4 giây trôi qua lại có một trẻ em hoặc thanh thiếu niên tử vong - Báo cáo của Liên Hợp Quốc", 80 trang.
9. Vụ SKBM-TE, Bộ Y tế (2019), "Báo cáo năm 2019".
10. José M Belizán, Elizabeth M McClure, Shivaprasad S Goudar (2012), "Neonatal death in Low-Middle Income Countries: A Global Network Study", Am J Perinatol, 29(8), pp. 649–656.