KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC KHE NIỆU DỤC VÀ KHE CƠ NÂNG VỚI MỨC ĐỘ SA CÁC CƠ QUAN VÙNG CHẬU TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC SÀN CHẬU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Khảo sát mối tương quan giữa kích thước khe sinh dục (UGH- Urogenital Hiatus) và khe cơ nâng (LH-Levator Hiatus) với mức độ sa các cơ quan vùng chậu trên cộng hưởng từ động học sàn chậu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân nữ có rối loạn chức năng sàn chậu trên lâm sàng, được chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu và được chẩn đoán sa các cơ quan vùng chậu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 10/2021 đến 05/2023. Sa các cơ quan vùng chậu dựa vào khoảng cách của mốc các cơ quan này so với đường mu cụt (PCL) trên CHT thì tống phân và được chia làm 3 độ từ độ 0 đến độ 3 tương ứng với không sa đến sa nặng. Mốc các cơ quan vùng chậu bao gồm cổ tử cung (hoặc vòm âm đạo), cổ bàng quang và điểm nối trực tràng- ống hậu môn (ARJ). Kích thước khe niệu dục (UGH) được đo từ bờ sau xương mu đến thành sau âm đạo. Kích thước khe cơ nâng (LH) được đo từ bờ sau xương mu đến thành sau trực tràng tại ARJ. Tính trung bình ± độ lệch của sa các cơ quan vùng chậu, của khe niệu dục và khe cơ nâng ở thì tống phân. Khảo sát mối tương quan quan giữa kích thước khe niệu dục, khe cơ nâng với mức độ sa các cơ quan vùng chậu dựa vào kiểm định Pearson. Kết quả: Tuổi trung bình là 61.1±14.3, Tỷ lệ BN đã mãn kinh là 76.9%. Sinh con theo đường âm đạo chiếm 92.3%. Tỷ lệ sinh từ 2 con trở lên là 90.4%. Khoảng cách trung bình CTC (hoặc vòm âm đạo), của ARJ, của cổ BQ phía dưới PCL thì tống phân lần lượt là 33.2±20 mm, 47±9.5 mm và 31±23.7 mm. Kích thước trung bình khe niệu dục và khe cơ nâng lần lượt là 50.7±10 mm và 80.2±9.9 mm. Kiểm định Pearson cho thấy có mối tương quan giữa kích thước khe niệu dục với mức độ sa bàng quang, sa sinh dục, sa trực tràng, lần lượt là với r=0.41, 0.36 và 0.45 (tất cả p<0.05). Mối tương quan giữa kích thước khe cơ nâng với mức độ sa bàng quang, sa sinh dục và sa trực tràng, lần lượt là r=0.15 (p>0.05), 0.24 (p>0.05), và 0.53 (p<0.05). Kết luận: Cộng hưởng từ động học sàn chậu cho thấy kích thước khe niệu dục có mối tương quan giữa mức độ sa của cả 3 cơ quan vùng chậu, tuy nhiên kích thước khe cơ nâng chỉ có mối tương quan với mức độ sa trực tràng mà không có mối tương quan với sa bàng quang hoặc sa tử cung (p>0.05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa tạng chậu, cộng hưởng từ động học sàn chậu, khe niệu dục, khe cơ nâng
Tài liệu tham khảo
2. Jelovsek JE, Barber MD. Women seeking treatment for advanced pelvic organ prolapse have decreased body image and quality of life. Am J Obstet Gynecol. 2006;194(5):1455–61.
3. Vergeldt TF, Weemhoff M et al. Risk factors for pelvic organ prolapse and its recurrence: a systematic review. Int Urogynecol J. 2015; 26(11):1559–73.
4. Ridgeway B., Walters M.D., Paraiso M.F.R. và cộng sự. (2008). Early experience with mesh excision for adverse outcomes after transvaginal mesh placement using prolapse kits. Am J Obstet Gynecol, 199(6), 703. e1-703. e7.
5. Kumar N.M., Khatri G., Christie A.L. và cộng sự. (2019). Supine magnetic resonance defecography for evaluation of anterior compartment prolapse: Comparison with upright voiding cystourethrogram. Eur J Radiol, 117, 95–101.
6. Arenholt LTS, Pedersen BG, Glavind K, Glavind-Kristensen M, DeLancey JOL. Paravaginal defect: anatomy, clinical findings, and imaging. Int Urogynecol J. 2017;28(5):661–73.
7. Rooney K, Kenton K, Mueller ER, FitzGerald MP, Brubaker L. Advanced anterior vaginal wall prolapse is highly correlated with apical prolapse. Am J Obstet Gynecol. 2006;195(6):1837–40.
8. Summers A et al. The relation ship between anterior and apical compartment support. Am J Obstet Gynecol. 2006;194(5):1438–43.
9. DeLancey JO, Morgan DM, Fenner DE, Kearney R, Guire K, Miller JM, et al. Comparison of levator ani muscle defects and function in women with and without pelvic organ prolapse. Obstet Gynecol. 2007;109(2 Pt 1):295–302.
10. Dietz H, Shek C, Clarke B. Biometry of the pubovisceral muscle and levator hiatus by three-dimensional pelvic floor ultrasound. Ultrasound Obstet Gynecol. 2005;25(6):580–5.