TỶ LỆ NGHIỆN HÚT THUỐC LÁ TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ARV TẠI KHOA THAM VẤN HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hút thuốc lá rất phổ biến ở những người nhiễm HIV và làm thay đổi hệ thống miễn dịch gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, hô hấp và sinh sản. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ nghiện hút thuốc lá trên bệnh nhân điều trị ARV tại Khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng Quận 6, TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ nghiện hút thuốc lá trên bệnh nhân điều trị ARV; 2) Mối liên quan giữa nghiện hút thuốc lá với đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và bệnh lý. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 383 bệnh nhân trên 18 tuổi, đang điều trị ARV trên một tháng tại Khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng Quận 6, TP.HCM. Tất cả các đối tượng được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ nghiện hút thuốc lá là 24% (n = 92), trong đó, xác suất ở nam giới cao hơn nữ giới (OR = 2,97, CI 95% =1,47 – 6,02, p = 0,002). Nghiện hút thuốc lá chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 49 tuổi (OR = 2,39, CI 95% = 1,22 – 4,71, p = 0,011); nhóm năm nhiễm HIV ≥ 10 năm (OR = 1,9, CI 95% = 1,01 – 3,59, p = 0,047) và lạm dụng rượu bia (OR = 2,37, CI 95% = 1,37 – 4,08, p = 0,002). Trên bệnh nhân nhiễm HIV kèm nhiễm vi rút viêm gan siêu vi C hoặc đồng mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội khác có tỷ lệ nghiện hút thuốc lá cao hơn lần lượt là (OR = 2,2, CI 95% = 1,29 – 3,75, p = 0,004) và (OR = 1,72, CI 95% = 1,01 – 2,92, p = 0,045). Kết luận – Kiến nghị: Tỷ lệ nghiện hút thuốc lá ở bệnh nhân trên 18 tuổi điều trị ARV là 24%, trong đó, nam giới có nghiện hút thuốc lá cao hơn nữ giới. Tỷ lệ nghiện hút thuốc lá cao hơn ở nhóm tuổi 40 – 49 tuổi, năm nhiễm HIV ≥ 10 năm, lạm dụng rượu bia, nhiễm vi rút viêm gan siêu vi C và đồng mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội. Các kiến nghị bao gồm: 1) Tiến hành nghiên cứu tiến cứu để xác định rõ tác động của nghiện hút thuốc lá đến nguy cơ gây ung thư trên bệnh nhân điều trị ARV. 2) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục loại bỏ thuốc lá nhằm nâng cao nhận thức về tác hại cũng như tạo động lực cai nghiện thuốc lá.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hút thuốc lá, điều trị ARV
Tài liệu tham khảo
2. Mai Thị Huệ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa 2020;1(2).
3. Nguyễn Thu Trang, Đào Thị Minh An, Ngô Văn An, Đỗ Duy Cường. Tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV điều trị tại bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam. 2019; 2(30):100 - 105.
4. Liu X, Baecker A, Wu M, et al. Interaction between tobacco smoking and hepatitis B virus infection on the risk of liver cancer in a Chinese population. International journal of cancer. Apr 15 2018;142(8):1560-1567.
5. A khtar-Khaleel WZ, Cook RL, Shoptaw S, et al. Trends and Predictors of Cigarette Smoking Among HIV Seropositive and Seronegative Men: The Multicenter Aids Cohort Study. AIDS Behav. 2016;20(3):622-632.
6. Helleberg M, Afzal S, Kronborg G, et al. Mortality attributable to smoking among HIV-1-infected individuals: a nationwide, population-based cohort study. Clin Infect Dis. 2013; 56(5):727-734.
7. Nguyen NP, Tran BX, Hwang LY, et al. Prevalence of cigarette smoking and associated factors in a large sample of HIV-positive patients receiving antiretroviral therapy in Vietnam. PLoS One. 2015; 10(2):e0118185. Published 2015 Feb 27.
8. Wojna V, Robles L, Skolasky RL, et al. Associations of cigarette smoking with viral immune and cognitive function in human immunodeficiency virus - seropositive women. J Neurovirol. 2007;13(6):561-568.