MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Trần Thái Hà 1,, Nguyễn Thị Trang 2, Chử Minh Tuấn 2
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến thể bệnh Y học cổ truyền của tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023 trên 105 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán tăng huyết áp tại khoa Nội, khoa Lão, khoa Châm cứu dưỡng sinh của Bệnh viện Y học cổ tuyền Trung ương. Kết quả: Thể can thận âm hư chiếm tỷ lệ cao nhất (56,2%), tiếp theo là thể đàm thấp (24,8%), thể can dương thượng cang (14,3%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là thể âm dương lưỡng hư (4,8%). Bệnh nhân có tiền sử TBMMN có nguy cơ THA thể can dương thượng cang cao hơn so với người không bị TBMMN với OR= 4,20, KTC 95%: 1,05 – 16,78, p=0,04. Bệnh nhân nhẹ cân có nguy cơ THA thể can thận âm hư cao hơn so với người BMI bình thường với OR= 3,52, KTC 95%: 1,02 – 12,12, p=0,046. Bệnh nhân có tiền sử RLLPM có nguy cơ THA thể đàm thấp cao hơn so với người không bị RLPPM với OR= 2,05, KTC 95%: 1,15 – 3,67, p=0,02. Bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ THA thể đàm thấp cao hơn so với người bình thường với OR= 3,05, KTC 95%: 1,12 – 8,26, p=0,029.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unger T., Borghi C., Charchar F. và cộng sự. (2020). 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. Hypertension, 75(6), 1334–1357.
2. Wenger N.K., Arnold A., Bairey Merz C.N. và cộng sự.(2018).Hypertension Across a Woman’s Life Cycle. J Am Coll Cardiol, 71(16), 1797–1813.
3. Nguyễn Thiên Quyến (2010). Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội, 201–204, 313–322, 520–527.
4. Tô Hùng Vinh (2023), Đặc điểm thể chất y học cổ truyền và thực trạng hút thuốc lá của người dân tại phường 5 quận 10, thành phồ Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội.
5. 高飞, 王国玮, 李健 và cộng sự. (2010). 健康体检人群体重指数与中医偏颇体质的相关性研究. 世界中西医结合杂志, 5(2), 126–129.
6. Cao Phi, Vương Quốc Vĩ, Lí Kiện và cộng sự. (2010). Nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và thể chất y học cổ truyền ở người khỏe mạnh. Tạp chí kết hợp Đông Tây y thế giới, 5(2), 126–129.
7. 王智玉 (2012). 浅析高脂血症与中医体质的相关性. 世界中西医结合杂志, 7(7), 604–606.
8. Vương Tri Ngọc (2012). Phân tích mối tương quan giữa rối loạn lipid máu và thể chất y học cổ truyền. Tạp chí kết hợp Đông Tây y thế giới, 7(7), 604–606.
9. 韩燕, 杨月嫦, 周扬 và cộng sự. (2022). 超重/肥胖与中医体质相关性的横断面研究. 上海中医药杂志, 56(10), 24–28.
10. Hàn Yên, Dương Nguyệt Thường, Châu Dương và cộng sự. (2022). Nghiên cứu cắt ngang về mối tương quan giữa thừa cân/béo phì và thể chất Y học cổ truyền. Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, 56(10), 24–28.