ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP GƯƠNG TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐAU CỤC BỘ PHỨC HỢP Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong điều trị hội chứng đau cục bộ phức hợp sau đột quỵ nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 21 bệnh nhân được chẩn đoán liệt nửa người do nhồi máu não lần đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 11/2022 đến tháng 07/2023. BN được tập luyện chương trình phục hồi chức năng (PHCN) thông thường kết hợp tập luyện với gương, liệu trình 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần trong thời gian 4 tuần. Đánh giá sau 4 tuần mức độ đau (theo thang điểm VAS), tình trạng phù và chức năng chi trên (theo thang điểm Fugl-Meyer Assessment-FMA). Kết quả: Độ tuổi hay gặp là ≥ 60 chiếm 57,1%, tuổi trung bình là 62,5 ± 16,2. Tỷ lệ BN bán trật khớp vai là 76,2%. Thời gian khởi phát CRPS trong nhóm nghiên cứu hay gặp là ≤ 12 tuần chiếm 80,95%. Sau 4 tuần, triệu chứng đau, phù và chức năng vận động của chi trên cải thiện so với trước điều trị: VAS, (2,23 ± 0,72); phù, (1,77 ± 0,72) cm và FMA, (- 6,95 ± 0,64), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Việc kết hợp gương trị liệu vào chương trình phục hồi chức năng đột quỵ thông thường giúp cải thiện triệu chứng đau, phù và chức năng vận động của chi trên cho bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não có hội chứng đau cục bộ phức hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng đau cục bộ phức hợp, nhồi máu não, gương trị liệu
Tài liệu tham khảo
2. Elsamadicy AA, Yang S, Sergesketter AR, et al (2018), Prevalence and Cost Analysis of Complex Regional Pain Syndrome (CRPS): A Role for Neuromodulation. Neuromodul J Int Neuromodul Soc;21: 423-430
3. Kim JY, Yoon SY, Kim J, Jeong YH (2020), Neural substrates for poststroke complex regional pain syndrome type I: A retrospective case-control study using voxel-based lesion symptom mapping analysis. Pain;161: 1311-1320.
4. Lý Minh Đạo, Phạm Thị Bình Minh, Đặng Thị Kim Thoa, Phan Quan Chí Hiếu (2016), Khảo sát đặc điểm hội chứng đau vùng phức tạp (CRPS) trên bệnh nhân đột quỵ. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; tr 94-99.
5. Pervane Vural S, Nakipoglu Yuzer GF, Sezgin Ozcan D, Demir, Ozbudak S, Ozgirgin N (2015), Effects of mirror therapy in stroke patients with complex regional pain syndrome type 1: a randomized controlled study. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation;97:575-81.
6. Sourov Saha, Mainak Sur, Gargi Ray Chaudhuri, Shabnam Agarwal (2020), Effects of mirror therapy on oedema, pain and functional activities in patients with poststroke shoulder‐hand syndrome: A randomized controlled trial. John Wiley Sons Ltd;1-8.
7. Wittkopf PG, Johnson MI. Mirror therapy (2017), A potential intervention for pain management. Revista da Associacao Medica Brasileira; 63: 1000-1005
8. Yu-Chi Su, Yao-Hong Guo, Pei-Chun Hsieh, Yu-Ching Lin (2021), A Meta-Analysis and Meta-Regression of Frequency and Risk Factors for Poststroke Complex Regional Pain Syndrome. MDPI.