NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VIÊM XOANG HÀM DO RĂNG

Lê Thị Hiền Hà 1,, Phạm Trần Anh 1
1 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tổng quan về chẩn đoán và điều trị phẫu thuật viêm xoang hàm do răng. Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo hướng dẫn PRISMA-ScR. Cơ sở dữ liệu Pubmed/Medline được sử dụng để tìm kiếm các nghiên cứu trên thế giới. Các bài báo được xuất bản từ năm 2010 đến năm 2023 đã được chọn theo các tiêu chí. Kết quả: Trong 917 kết quả tìm kiếm, có 21 nghiên cứu phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả tổng quan 21 nghiên cứu cho thấy chảy mũi mủ một bên là triệu chứng hay gặp nhất (61,2%), hình ảnh rò đáy xoang trên phim Cone-beam CT gặp ở 38,1%. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật nội soi kết hợp điều trị nha khoa đồng thời được sử dụng phổ biến nhất, tiếp đến là can thiệp nha khoa đơn thuần, phẫu thuật nội soi đơn thuần. Kết luận: Việc chẩn đoán viêm xoang hàm do răng cần dựa trên các triệu chứng mũi xoang, triệu chứng nha khoa và khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật đơn thuần và kết hợp đều cho thấy hiệu quả với tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp vẫn nên được cá thể hóa từng trường hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Psillas G, Papaioannou D, Petsali S, Dimas GG, Constantinidis J. Odontogenic maxillary sinusitis: A comprehensive review. J Dent Sci. 2021;16(1):474-481.
2. Maloney PL, Doku HC. Maxillary sinusitis of odontogenic origin. J Can Dent Assoc. 1968;34(11):591-603.
3. Lee TJ, Li SP, Fu CH. Extensive paranasal sinus mucoceles: a 15-year review of 82 cases. Am J Otolaryngol. 2009;30(4):234-238.
4. Lechien JR, Filleul O, Costa de Araujo P, Hsieh JW, Chantrain G, Saussez S. Chronic maxillary rhinosinusitis of dental origin: a systematic review of 674 patient cases. Int J Otolaryngol. 2014;2014:465173.
5. Tricco AC, Lillie E, Zarin W. PRISMA Extension for Scoping Reviews (PRISMA-ScR): Checklist and Explanation. Ann Intern Med. 2018;169(7):467-473.
6. Arksey H, O’Malley L. Scoping studies: towards a methodological framework. Int J Soc Res Methodol. 2005;8(1):19-32.
7. Levac D, Colquhoun H, O’Brien KK. Scoping studies: advancing the methodology. Implement Sci. 2010;5(1):1-9.
8. Venetis G, Bourlidou E, Liokatis PG, Zouloumis L. Endoscopic assistance in the diagnosis and treatment of odontogenic maxillary sinus disease. Oral Maxillofac Surg. 2014; 18(2):207-212.
9. Kim SJ, Park JS, Kim HT, Lee CH, Park YH, Bae JH. Clinical features and treatment outcomes of dental implant-related paranasal sinusitis: A 2-year prospective observational study. Clin Oral Implants Res. 2016;27(11):e100-e104.
10. Martu C, Martu MA, Maftei GA, Diaconu-Popa DA, Radulescu L. Odontogenic Sinusitis: From Diagnosis to Treatment Possibilities-A Narrative Review of Recent Data. Diagn Basel Switz. 2022;12(7):1600.