SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG TRONG GIAI ĐOẠN SỐC BỎNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi các thông số huyết động ở bệnh nhân bỏng nặng trong giai đoạn sốc bỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 45 bệnh nhân bỏng người lớn (16 – 60 tuổi) giai đoạn sốc bỏng, không có bệnh lý nặng trước khi vào viện và chấn thương kết hợp, có diện tích bỏng từ 30% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên, nhập viện trong vòng 6 giờ sau bỏng, điều trị nội trú trên 3 ngày tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2021 đến 31/10/2022. Các thông số huyết động được đo bằng máy USCOM version 2.0 sản xuất 2009 với đầu dò siêu âm Doppler liên tục tần số: 2,2 MHz (sản xuất tại Úc). Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 35,56%. Tại thời điểm vào viện, các thông số CO, CI, INO, SV, SVI, SVV và FTc chủ yếu giảm; ngược lại, các thông số SVR và SVRI chủ yếu tăng; SVV và SVR có tương quan thuận, mức độ trung bình với tử vong (p < 0,05). Các thông số huyết động dần về bình thường trong quá trình điều trị. Sau 48 giờ vào viện điều trị, số lượng bệnh nhân có giá trị INO ở nhóm sống về bình thường cao hơn đáng kể so với nhóm tử vong (p < 0,05). Sau 72 giờ vào viện, so với nhóm tử vong, số lượng bệnh nhân có giá trị SV và SVI về bình thường ở nhóm sống nhiều hơn có ý nghĩa (p< 0,05). Kết luận: Tại thời điểm vào viện, các thông số CO, CI, INO, SV, SVI, SVV và FTc chủ yếu giảm. Ngược lại, các thông số SVR và SVRI chủ yếu tăng. Các thông số huyết động cải thiện trong quá trình điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Burn, USCOM, hemodynamic.
Tài liệu tham khảo
2. Smith BE (2013) The USCOM and Haemodynamics. Learn Hemodynamics. Revisi, 5:1-20.
3. Cattermole GN, Leung PM, Ho GY, Lau PW, Chan CP, Chan SS, Smith BE, Graham CA, Rainer TH (2017) The normal ranges of cardiovascular parameters measured using the ultrasonic cardiac output monitor. Physiological reports, 5(6):e13195.
4. Zhao D, Huang X (2021) Critical care of the burn patient: the first 48 hours. Ethiopian Journal of Health Development, 35(3): 239-243.
5. Barton RG, Saffle JR, Morris SE, Mone M, Davis B, Shelby J (1997) Resuscitation of thermally injured patients with oxygen transport criteria as goals of therapy. The Journal of burn care & rehabilitation, 18(1):1-9.
6. Williams FN, Herndon DN, Suman OE, Lee JO, Norbury WB, Branski LK, Mlcak RP, Jeschke MG (2011) Changes in cardiac physiology after severe burn injury. Journal of burn care & research, 32(2):269-274.
7. Pham TN, Cancio LC, Gibran NS (2008) American Burn Association practice guidelines burn shock resuscitation. Journal of burn care & research, 29(1):257-266.
8. Martyn J, Wilson RS, Burke JF (1986) Right ventricular function and pulmonary hemodynamics during dopamine infusion in burned patients. Chest, 89(3):357-360.