TỈ LỆ TĂNG ACID URIC MÁU, TỈ LỆ BỆNH GOUT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH ĐẾN PHÒNG KHÁM Y HỌC GIA ĐÌNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bích Ngọc 1,, Nguyễn Thị Thủy 1, Nguyễn Như Vinh 1, Phạm Lê An 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng acid uric máu và gout liên quan đến bệnh lý tim mạch và thận, có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt nam. Việc chăm sóc quản lý tăng acid uric máu và gout tốt nhất ở chăm sóc ban đầu vì bác sĩ gia đình có thể giúp kiểm soát tốt gout và tầm soát các bệnh đồng mắc, cần xác định tỉ lệ tăng acid uric máu, tỉ lệ bệnh gout đồng thời nghiên cứu mối liên quan giữa tăng acid uric máu và các yếu tố nguy cơ ở phòng khám y học gia đình (YHGĐ). Nghiên cứu  cắt ngang trên 235 người trưởng thành (> 18 tuổi) đến khám tầm soát tại phòng khám Y học Gia đình, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 3-6/2021 dùng bảng hỏi thu thập kết quả xét nghiệm theo mẫu cùng các thông tin như tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể.. Sử dụng tiêu chuẩn Bennett – Wood 1968 (ARA 1977) trong chẩn đoán Gout do phù hợp với phòng khám ngoại trú YHGĐ. Tỉ lệ tăng acid uric máu và tỉ lệ bệnh Gout ở người trưởng thành đến khám tại phòng khám Y học Gia đình, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 34,5% (43,6% ở nam và 26,4% ở nữ) và 5,2% (9,1% ở nam và 1,6% ở nữ). 1/3 số ca tăng A. uric ở nhóm tuổi dưới 40. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu bao gồm giới nam, trên 60 tuổi, chỉ số khối cơ thể thuộc nhóm béo phì. tỉ lệ bệnh nhân chẩn đoán gout trong nhóm tăng acid uric máu là 12,3%, không phải tất cả bệnh nhân có nồng độ acid uric huyết thanh cao hơn bình thường đều là gout và ngược lại (83,3% bệnh nhân gout có tăng AU máu). Người dân được truyền thông về gout nhiều hơn tăng A. uric và nguy cơ. ở người trưởng thành đến khám sức khoẻ tại phòng khám Y học gia đình bệnh viện Đại học Y dược TP HCM có tỷ lệ tăng A. uric máu là 34,5%, 1/3 số trường hợp ở nhóm tuổi dưới 40, và tỷ lệ gout phát hiện trong nghiên cứu này 5,2% với ½ số ca mới, hai nhóm đều ghi nhận nam nhiều hơn nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gosling, A.L., E. Matisoo-Smith, and T.R. Merriman, Hyperuricaemia in the Pacific: why the elevated serum urate levels? Rheumatol Int, 2014. 34(6): p. pp. 743-57.
2. Uaratanawong, S., et al., Prevalence of hyperuricemia in Bangkok population. Clin Rheumatol, 2011. 30(7): p. pp. 887-93.
3. Quyền Đăng, T., Nghiên cứu nồng độ acid uric và một số yếu tố liên quan đến hội chứng tăng acid uric máu trong cán bộ quân đội, in Luận văn thạc sĩ Y học, Tuyên, Editor. 2001, Học Viện Quân Y: Học Viện Quân Y.
4. Trịnh Kiến, T. and H. Nguyễn Thị, Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 18 (5): p. tr. 220-224.
5. Nguyễn Vĩnh, N. and L. Nguyễn Thị Ngọc, Bệnh Gút, in Bệnh học Cơ Xương Khớp nội khoa, Ngọc, Editor. 2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Vĩnh Phúc. p. tr. 187-210.
6. Phạm Thị, D., M. Lê Ngọc, and K. Phạm Ngọc, Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở người 30 tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình, Dung, Editor. 2014, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
7. Liu, F., et al., Hyperuricemia and its association with adiposity and dyslipidemia in Northwest China: results from cardiovascular risk survey in Xinjiang (CRS 2008-2012). Lipids Health Dis, 2020. 19(1): p. pp. 58.
8. Yu, S., et al., Prevalence of hyperuricemia and its correlates in rural Northeast Chinese population: from lifestyle risk factors to metabolic comorbidities. Clin Rheumatol, 2016. 35(5): p. pp. 1207-15.
9. Chen-Xu, M., et al., Contemporary Prevalence of Gout and Hyperuricemia in the United States and Decadal Trends: The National Health and Nutrition Examination Survey, 2007-2016. Arthritis Rheumatol, 2019. 71(6): p. pp. 991-999.
10. Dehlin, M., L. Jacobsson, and E. Roddy, Global epidemiology of gout: prevalence, incidence, treatment patterns and risk factors. Nat Rev Rheumatol, 2020. 16(7): p. pp. 380-390.