HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thúy Hà 1,, Đàm Khải Hoàn 2, Đặng Thị Minh Nguyệt 3
1 Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) ở học sinh Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên năm 2019. Phương pháp: nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng trên học sinh và phụ huynh học sinh của Trường THPT Lương Ngọc Quyến (trường can thiệp) và THPT Gang Thép (trường đối chứng), thành phố Thái Nguyên. Kết quả: Sau 18 tháng can thiệp, kiến thức mức độ tốt về CSSKSS VTN của học sinh ở trường can thiệp tăng từ 15,3% lên 78,9% (p<0,05); thái độ mức độ tốt ở trường can thiệp tăng từ 9,2% lên 81,0% (p<0,05); thực hành mức độ đạt ở trường can thiệp tăng từ 25,9% lên 67,7% (p<0,05). Sau 18 tháng can thiệp, kiến thức mức độ tốt về SKSS VTN của phụ huynh ở trường can thiệp tăng từ 58,2% lên 81,0% (p<0,05); thái độ mức độ tốt ở trường can thiệp tăng từ 52,7% lên 85,0% (p<0,05); thực hành mức độ đạt ở trường can thiệp tăng từ 50,7% lên 70,7% (p<0,05). Kết luận: Giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng CSSKSS ở học sinh THPT thành phố Thái Nguyên đạt hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Trung Thu, và cs. (2019), "Chương trình giáo dục trong nhà trường giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản: nghiên cứu can thiệp trên học sinh Trường Trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn", Tạp chí Khoa học Huế, 64 (10A), tr. 20-29.
2. Dương Minh Đức, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng, và cs. (2020), "Hành vi tình dục không an toàn và một số yếu tố liên quan của vị thành niên tại Hà Nội, năm 2019", Tạp chí Y tế công cộng, (53), tr. 56-64.
3. Nguyễn Thanh Hải, Võ Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Mỹ Hạnh, và cs. (2020), "Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ", Tạp chí Phụ sản, 18 (3), tr. 27-33.
4. Lê Văn Hiền (2017), "Yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp giáo dục tình dục an toàn cho học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh", Chuyên đề Sức khỏe sinh sản (Thời sự Y học), 17 (1), tr. 30-37.
5. Đỗ Thị Hồng (2010), Kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường Trung học cơ sở Tâm Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Lưu Thị Kim Oanh (2017), Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản ở học sinh tuổi vị thành niên tại Kim Bảng, Hà Nam, 2015 - 2016, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
7. Đỗ Ngọc Tấn (2004), Tổng quan các nội dung nghiên cứu về sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam từ năm 1995 - 2003, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
8. Đào Nguyễn Diệu Trang (2020), Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở nữ vị thành niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
9. UNFPA (2007), Nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam: Báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2005, UNFPA, Hà Nội.