ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ TÌNH HÌNH SƠ CỨU BAN ĐẦU Ở BỆNH NHI BỊ RẮN CHÀM QUẠP CẮN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Thành Nam Nguyễn 1,, Văn Trầm Tạ 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp sơ cứu đúng, chưa đúng của thân nhân bệnh nhi đối các trẻ bị rắn chàm quạp cắn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 8,5 tuổi (2 tuổi – 15 tuổi), từ 6 tuổi trở lên chiếm 68,5%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,8/1. Tai nạn xảy ra quanh năm nhất là vào những tháng mùa mưa 66,8% từ tháng 5 đến tháng 11, 77,8% bị cắn trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ. Bình Phước là địa phương có bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập viện nhiều nhất (29,6%). 53,7% trẻ bị cắn ở xung quanh nhà và trong nhà, đa số do vô tình cắn 96,3%, 57,4% trường hợp đem theo rắn sau khi bị rắn cắn. Hơn 70% vết cắn nằm ở chân, nhất là bàn chân 61,1%.  72,2% trường hợp sơ cứu không đúng (thường gặp là garrot, rạch da, hút nặn nọc độc, đắp thuốc…). 77,7% trường hợp nhập viện trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn. Kết luận: Những bệnh nhi có đi thầy lang đắp thuốc thì có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 3,2 lần (KTC 95%: 1,4 – 7,5), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,002. Thời gian nhập viện càng trễ thì tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng càng cao, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89-124.
2. Lê Thị Thùy Linh (2016) "Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
3. Ngô Ngọc Quang Minh, Vũ Huy Trụ (2005) "69 trường hợp rắn độc cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1". Y học Thực Hành (503), 2, tr.55-58.
4. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259.
5. J. P. Chippaux, A. Massougbodji, A. G. Habib (2019) "The WHO strategy for prevention and control of snakebite envenoming: a sub-Saharan Africa plan". J Venom Anim Toxins Incl Trop Dis, 25, e20190083.
6. Kanthika Kraisawat, Nattaya Promwang (2020) "Duration after Malayan Pit Viper Bite to Detect Coagulopathy in Songklanagarind Hospital". Journal of Health Science and Medical Research, 38, 93-101.
7. Nualnong Wongtongkam, Chitr Sitthi-amorn, Kavi Ratanabanangkoon (2005) "A Study of 225 Malayan Pit Viper Bites in Thailand". Military medicine, 170, pp.342-8.